Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm hơn 3% do số ca mắc COVID-19 tăng cao ảnh hưởng xấu đến triển vọng nhu cầu năng lượng, giữa bối cảnh sản lượng khai thác của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tháng 9/2020 tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent giao tháng 12/2020 tại thị trường London giảm 1,37 USD (3,2%) xuống 40,93 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại thị trường New York giảm 1,50 USD (3,7%) xuống 38,72 USD/thùng, sau khi có lúc giảm hơn 6% xuống 37,61 USD/thùng.
Nhà phân tích Tamas Varga của PVM Oil nhận định: “Dịch Covid-19 rõ ràng chưa được kiểm soát, tỷ lệ lây nhiễm vẫn gia tăng, số người tử vong trên toàn cầu do virus này đã vượt 1 triệu”. Riêng tại Mỹ đã có hơn 7,2 người nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó hơn 206.000 người tử vong. Điểm nóng nhất của dịch bệnh lúc này là Châu Âu, ở đó Madrid sẽ ngừng mọi hoạt động trong những ngày tới; Moscow cũng đã ra quy định những người sở hữu lao động phải cho ít nhất 30% người lao động làm việc ở nhà; trong khi một số quốc gia Châu Âu khác vẫn liên tiếp báo số ca nhiễm mới gia tăng.
Trong khi đó, cuộc khảo sát của hãng tin Reuters cho thấy nguồn cung ứng dầu mỏ của OPEC tăng cũng ảnh hưởng xấu đến thị trường, với sản lượng tháng 9/2020 của OPEC tăng 160.000 thùng/ngày so với tháng 8/2020. Phần lớn nguồn cung dầu mỏ tăng của OPEC đến từ Libya và Iran, bởi hai nước thành viên được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu giữa OPEC và các nước sản xuất dầu liên minh do Nga dẫn đầu. Sản lượng của Libya tăng lên 270.000 thùng/ngày; của Saudi Arabia tăng 500.000 thùng/ngày và của Nga cũng tăng. Các thành viên OPEC đã xuất khẩu 18,2 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 9, tăng so với 17,53 triệu thùng của tháng 8, trong đó Saudi Arabia xuất khẩu trở lại mức 6,25 triệu thùng/ngày.
Standard Chartered dự báo nhu cầu dầu trên toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 9,03 triệu thùng/ngày trước khi hồi phục thêm 5,57 triệu thùng/ngày vào năm 2021, nhưng dù hồi phục thì nhu cầu của năm 2021 vẫn thấp hơn mức trung bình của năm 2016.
Trên thị trường kim loại quý, gia vàng tăng vượt mốc 1.900 USD/ounce, giữa bối cảnh những hy vọng mới về gói kích thích kinh tế của Mỹ làm giảm lo ngại về tình hình dịch COVID-19.
Cuối phiên này, vàng giao ngay tăng 1,2% lên 1.907,46 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 1,1% lên 1.916,3 USD/ounce.
Lúc này, các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý đến các cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi về một gói kích thích kinh tế mới đã được chờ đợi từ lâu. Chuyên gia Bart Melek, thuộc TD Securities, nhận định nếu các bên đạt được một thỏa thuận và gói kích thích được tung ra, giá vàng sẽ được hưởng lợi, khi kim loại quý này vẫn được đánh giá là công cụ hữu hiệu chống lại lạm phát.
Trong phiên này, đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần so với rổ tiền tệ. Sự suy yếu đồng bạc xanh khiến vàng rẻ hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Ngoài ra, những số liệu không mấy khả quan về kinh tế Mỹ cũng củng cố sức hấp dẫn của vàng, vốn là nơi trú ẩn an toàn của giới đầu tư trong thời kỳ bất ổn. Chuyên gia David Govett, thuộc Govett Precious Metals dự báo giá vàng có thể quay trở lại mức 2.000 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 3% lên 23,92 USD/ounce; bạch kim tăng 1,1% lên 897,71 USD/ounce, trong khi palađi tăng 1% lên 2.317,62 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 tháng, do lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng, làm mờ đi hy vọng về gói kích thích kinh tế của Mỹ. Sàn giao dịch Thượng Hải đóng cửa nghỉ Tuần lễ Vàng (1-8/10/2020).
Kết thúc phiên, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 4,6% xuống 6.366 USD/tấn, thấp nhất kể từ 17/8 và là mức giảm trong 1 ngày nhiều nhất kể từ 18/3. Trên sàn New York, hợp đồng kỳ hạn tháng 12 cũng giảm 5% xuống 2,88 USD/lb.
Tháng trước, nhà đầu tư đã mua ròng đồng với khối lượng lớn, và lượng đồng lưu kho trên sàn LME đã tăng gấp đôi trong tuần vừa qua. Nay nhà đầu tư đang cố gắng bán số hàng đã mua này đi, giữa bối cảnh thanh khoản trên thị trường đồng đang ở mức rất thấp.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm giảm 1,4% xuống 1.740 USD/tấn, nickel giảm 1,2% xuống 14.345 USD, chì giảm 1,7% xuống 1.794 USD/tấn, kẽm giảm 3,1% xuống 2.328,50 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 5/8, trong khi thiếc giảm 0,8% xuống 17.350 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ vừa lập kỷ lục cao nhất 7 tháng do xuất khẩu mạnh và lượng dự trữ của Mỹ ít hơn dự kiến. Trong khi đó, giá đậu tương không thay đổi, còn lúa mì giảm.
Kết thúc phiên, ngô kỳ hạn tháng 12 trên sàn Chicago tăng 3-3/4 US cent lên 3,82-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 3,85-1/2 USD, cao nhất kể từ ngày 4/3; đậu tương kỳ hạn tháng 11 vững ở 10,23-1/2 USD/bushel; trong khi lú mì kỳ hạn tháng 12 giảm 7-3/4 US cent xuống 5,70-1/4 USD/bushel.
Bộ Nông nghiệp Mỹ báo cáo đã có hơn 2 triệu tấn ngô được bán trong tuần tới 24/9, xuất khẩu đậu tương cũng vượt kỳ vọng, đạt gần 2,6 triệu tấn.
Thông tin từ Argentina cho biết, nước cung cấp các sản phẩm đậu tương lớn nhất thế giới này đang có kế hoạch tạm thời giảm thuế xuất khẩu đậu tương và khô đậu tương để kích thích xuất khẩu. Tuy nhiên, các thương gia nghi ngờ về hiệu quả của động thái này.
Giá đường giảm do lo ngại thời tiết khô hạn ở Brazil và việc xuất khẩu của Ấn Độ bị trì hoãn.
Kết thúc phiên, đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 0,07 US cent (0,5%) lên 13,58 cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 2/2020 giảm 0,3 USD (0,1%) xuống 375 USD/tấn.
Giá cà phê đồng loạt giảm trong phiên vừa qua do triển vọng nguồn cung nhiều. Kết thúc phiên, arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 3,9 US cent (3,5%) xuống 1,075 USD/lb, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7; robusta giao tháng 11 cũng giảm 17 USD (1,3%) xuống 1.288 USD/tấn.
Các yếu tố cơ bản nhìn chung vẫn không có lợi cho giá cà phê arabica, mặc dù cây cà phê Brazil bắt đầu ra hoa giữa lúc nhiệt độ cao hơn bình thường và có mưa. Xuất khẩu cà phê hạt của Brazil trong tháng 9 vừa qua đạt 221.000 tấn, so với 187.300 tấn cùng tháng năm ngoái.
Rabobank dự báo niên vụ 2020/21, thị trường cà phê toàn cầu sẽ dư thừa 7 triệu bao cà phê; đồng thời cho rằng, trong ngắn hạn, giá dự báo sẽ còn biến động, còn về dài hạn giá sẽ giảm.
Giá cacao kỳ hạn tháng 12 trên sàn London giảm 24 GBP (1,3%) xuống 1.772 GBP/tấn, còn trên sàn New York giảm 38 USD (1,5%) xuống 2.058 USD/tấn.
Bờ Biển Ngà – nước sản xuất cacao lớn nhất thế giới – đã tăng giá thu mua cacao của nông dân thêm khoảng 21%, lên 1.000 FCFA (1,8 USD)/kg cho cacao vụ chính niên vụ 2020/21, bắt đầu từ 1/10/2020.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng trong phiên vừa qua do kết quả thăm dò chính thức cho thấy xu hướng kinh doanh ở các nhà máy tại nước này đang được cải thiện, làm dấy lên hy vọng về sự hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Kết thúc phiên này, cao su kỳ hạn tháng 3 trên sàn Osaka tăng 1,5 JPY (0,8%) lên 185,5 JPY/kg, kết thúc 2 phiên giảm liên tiếp trước đó.
Xu hướng kinh doanh tại Nhật giai đoạn tháng 7-9/2020 đã cải thiện từ mức thấp nhất 11 năm của quý trước đó, theo kết quả thăm dò của Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Tuy nhiên, hoạt động tại các nhà máy nước này tháng 9 vẫn là tháng giảm thứ 17 liên tiếp, theo thăm dò của lĩnh vực tư nhân.
Giá hàng hóa thế giới sáng 2/10

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

38,59

-0,13

-0,34%

Dầu Brent

USD/thùng

40,93

-1,37

-3,24%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

27.580,00

-1.060,00

-3,70%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,48

-0,04

-1,70%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

114,91

-0,33

-0,29%

Dầu đốt

US cent/gallon

112,18

-0,32

-0,28%

Dầu khí

USD/tấn

317,00

-12,50

-3,79%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

41.920,00

-1.220,00

-2,83%

Vàng New York

USD/ounce

1.911,50

-4,80

-0,25%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.476,00

+37,00

+0,57%

Bạc New York

USD/ounce

23,95

-0,30

-1,25%

Bạc TOCOM

JPY/g

81,00

+0,30

+0,37%

Bạch kim

USD/ounce

900,32

+1,15

+0,13%

Palađi

USD/ounce

2.324,87

-5,00

-0,21%

Đồng New York

US cent/lb

287,75

+1,20

+0,42%

Đồng LME

USD/tấn

6.387,00

-285,00

-4,27%

Nhôm LME

USD/tấn

1.739,50

-25,50

-1,44%

Kẽm LME

USD/tấn

2.326,50

-76,50

-3,18%

Thiếc LME

USD/tấn

17.302,00

-192,00

-1,10%

Ngô

US cent/bushel

382,75

+3,75

+0,99%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

570,25

-7,75

-1,34%

Lúa mạch

US cent/bushel

284,00

-1,75

-0,61%

Gạo thô

USD/cwt

12,51

+0,04

+0,28%

Đậu tương

US cent/bushel

1.023,50

0,00

0,00%

Khô đậu tương

USD/tấn

347,90

+5,10

+1,49%

Dầu đậu tương

US cent/lb

32,42

-0,71

-2,14%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

517,30

-3,10

-0,60%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.508,00

-38,00

-1,49%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

107,05

-3,90

-3,52%

Đường thô

US cent/lb

13,58

+0,07

+0,52%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

114,00

+0,30

+0,26%

Bông

US cent/lb

65,91

+0,12

+0,18%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

622,00

+9,80

+1,60%

Cao su TOCOM

JPY/kg

136,40

+0,30

+0,22%

Ethanol CME

USD/gallon

1,36

+0,05

+3,58%

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg