Trên thị trường năng lượng, giá dầu quay đầu giảm giữa bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới đang gia tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc giảm 52 US cent (0,9%) xuống 56,06 USD/thùng, giảm 52 xu Mỹ (0,9%); dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 30 US cent (0,6%) xuống 52,91 USD/thùng.
Các nhà phân tích cho biết nhu cầu nhiên liệu đã tăng trở lại sau cú sốc hồi mùa Xuân năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát. Tuy nhiên, việc các chính phủ tiếp tục đặt ra các hạn chế về việc đi lại dự báo sẽ kìm hãm nhu cầu năng lượng trong nhiều tháng.
Tuy nhiên, xu hướng giảm giá được hỗ trợ một phần bởi số liệu hàng tuần cho thấy lượng dầu dự trữ tại các kho dầu giảm và hoạt động lọc dầu tăng. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tồn trữ dầu thô tại các kho của nước này tuần qua đã giảm trong tuần thứ năm liên tiếp, giảm khoảng 3,2 triệu thùng, nhiều hơn so với dự báo của các nhà phân tích là giảm 2,3 triệu thùng. Nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group ở Chicago cho hay các nhà máy lọc dầu đang nhận thấy nhu cầu tăng dần, không chỉ ở Mỹ và còn ở nhiều nước khác.
Tại châu Âu, chính phủ nhiều nước đã thông báo các biện pháp phong toả nghiêm ngặt hơn và kéo dài hơn do virus biến thể lây lan nhanh chóng mà việc tiêm chủng dự kiến sẽ chưa hỗ trợ nhiều cho việc ngăn chặn dịch bệnh trong 2-3 tháng nữa.
Trung Quốc ngày hôm qua đã ghi nhận mức tăng số ca mắc Covid-19 nhiều nhất trong vòng hơn 5 tháng, bất chấp việc các biện pháp phong toả, tăng cường kiểm tra và các biện pháp khác được triển khai nhằm ngăn chặn một làn sóng lây nhiễm khác.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng nhẹ do nhận định các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ hơn nữa dưới thời ông Joe Biden làm Tổng thống sẽ đẩy lạm phát tăng cao hơn dự kiến.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng nhẹ lên mức 1.854,84 USD/ounce, trong khi giá vàng giao sau tăng 0,6% lên 1.854,90 USD/ounce.
Chiến lược gia cao cấp Bob Haberkorn của RJO Futures cho rằng kỳ vọng vào các biện pháp kích thích kinh tế, lạm phát tăng cao hơn dự kiến và môi trường chính trị tại Mỹ, đã thúc đẩy vàng tăng giá.
Bộ Lao động Mỹ ngày 13/1 thông báo chỉ số giá tiêu dùng nước này trong tháng 12/2020 tăng 0,4% sau khi tăng 0,2% vào tháng trước đó.
Vàng thường được coi là hàng rào chống lại lạm phát tăng cao và đồng tiền mất giá khi các nước đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu cao gần đây đã tác động đến giá vàng khi chúng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý không sinh lời.
Tổng thống đắc cử Biden cho biết ông sẽ công bố một kế hoạch cung cấp hàng nghìn tỷ USD hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ vốn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,5%, xuống 25,45 USD/ounce; bạch kim tăng 2,2%, lên 1.099,55 USD/ounce, trong khi palađi tăng 0,2%, lên 2.396,71 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lượng đồng lưu kho giảm và triển vọng nhu cầu trong năm nay tăng, làm lu mờ đồng USD tăng và nhu cầu từ nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng. Lượng đồng lưu kho trên sàn London giảm hơn 40% kể từ tháng 10/2020 xuống 102.550 tấn.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,2% lên 7.992 USD/tấn. Hoạt động bán ra chốt lời đã đẩy giá đồng trong tuần trước giảm từ mức cao nhất 8 năm (8.200 USD/tấn).
Nhà phân tích Michael Widmer củac BoA Securities cho biết, năm 2021 sẽ là 1 năm tăng trưởng cao hơn và nhu cầu đối với kim loại tăng mạnh, thêm vào đó là thị trường đồng thiếu hụt ít hơn, khi nhu cầu tăng lên 24,76 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2020.
Các ngân hàng Trung Quốc đã thực hiện 1,26 nghìn tỉ CNY (195 tỉ USD) đối với các khoản vay mới trong tháng 12/2020, giảm so với 1,43 nghìn tỉ CNY trong tháng trước đó, trong khi tổng số tài trợ xã hội giảm xuống 1,72 nghìn tỉ CNY so với 2,13 nghìn tỉ CNY. Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 8,4% trong năm nay, so với ước tính tăng khoảng 2,1% trong năm 2020.
Trong nhóm sắt thép, giá thép không gỉ tại Trung Quốc tăng do giá nguyên liệu thô và tiêu thụ tăng.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 1,2% lên 13.910 CNY/tấn, trong phiên có lúc tăng 2,5% lên 14.085 CNY (2.181,49 USD)/tấn; thép cây kỳ hạn tháng 5/2021 giảm 0,3% xuống 4.293 CNY/tấn, trong khi giá thép cuộn cán nóng tăng 0,1% lên 4.438 CNY/tấn. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên cũng tăng 0,1% lên 1.034 CNY/tấn.
Doanh số bán ô tô của Trung Quốc giảm năm thứ 3 liên tiếp trong năm 2020, song doanh số bán ô tô trong tháng 12/2020 tiếp tục tăng, khi nước này dẫn đầu sự phục hồi trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu từ đại dịch Covid-19.
Trên thị trường nông sản, thị trường chuyển tập trung sang triển vọng nguồn cung toàn cầu thắt chặt, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cắt giảm ước tính sản lượng ngô đối với Mỹ, Brazil và Argentina.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 7-1/4 US cent lên 5,24-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 5,41-1/2 USD/bushel – cao nhất trong vòng 7,5 năm. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2021 giảm 12 US cent xuống 14,06-1/4 USD/bushel, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 8/12/2020. Giá lúa mì đỏ mềm, vụ đông kỳ hạn tháng 3/2021 giảm 4-1/2 US cent xuống 6,6-1/2 USD/bushel.
USDA điều chỉnh giảm ước tính sản lượng ngô Mỹ niên vụ 2020/21 thấp hơn so với kỳ vọng và giảm triển vọng tồn trữ cuối niên vụ.
Giá đường tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE tăng 2,4% lên 15,84 US cent/lb, trong tuần trước đó giá đường tăng lên 16,33 US cent/lb – cao nhất 3,5 năm; đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 10,2 USD tương đương 2,4% lên 446,2 USD/tấn.
Các nhà phân tích cho biết, sản lượng đường tại Thái Lan và EU giảm sẽ khiến nguồn cung thắt chặt và hỗ trợ giá đường.
Giá cà phê Arabica tăng do hoạt động đẩy mạnh mua vào và đồng real Brazil tăng mạnh. Cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn New York tăng 3,85 US cent tương đương 3,2% lên 1,2525 USD/lb, trong phiên trước đó giá cà phê chạm 1,1875 USD/lb – thấp nhất 1 tháng; robusta giao cùng kỳ hạn tăng 30 USD tương đương 2,3% lên 1.332 USD/tấn.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, hồi phục từ mức thấp nhất 1 tuần trong phiên trước đó, do giá cao su tại Thượng Hải tăng và lo ngại về khả năng phân phối bị chậm lại, trong bối cảnh thị trường container thắt chặt thúc đẩy hoạt động mua mới.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka tăng 1,5 JPY tương đương 0,6% lên 239,2 JPY (2,3 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 225 CNY lên 14.325 CNY (2.215 USD)/tấn.
Một đại lý có trụ sở tại Tokyo cho biết, thị trường được thúc đẩy bởi mối lo ngại kéo dài về chi phí vận chuyển tăng cao và thị trường container thắt chặt dẫn đến nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế khi giá cao su tại Osaka tương đối cao so với mức giá tại Thái Lan và các thị trường châu Á khác. Thêm vào đó là các trường hợp nhiễm Covid-19 tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – cũng làm gia tăng mối lo ngại về nhu cầu giảm.
Giá hàng hóa thế giới sáng 14/1
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
52,88
|
-0,03
|
-0,06%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
56,01
|
-0,05
|
-0,09%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
35.530,00
|
-570,00
|
-1,58%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,76
|
+0,04
|
+1,32%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
154,64
|
-0,24
|
-0,16%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
159,78
|
-0,11
|
-0,07%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
459,00
|
-1,25
|
-0,27%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
50.220,00
|
-320,00
|
-0,63%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.850,40
|
-4,50
|
-0,24%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.192,00
|
-17,00
|
-0,27%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
25,49
|
-0,08
|
-0,32%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
85,40
|
0,00
|
0,00%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.105,06
|
+5,87
|
+0,53%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.386,02
|
-7,92
|
-0,33%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
362,60
|
+0,90
|
+0,25%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
8.009,00
|
+33,50
|
+0,42%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.013,00
|
-6,50
|
-0,32%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.773,50
|
-4,50
|
-0,16%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
21.035,00
|
+110,00
|
+0,53%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
522,50
|
-2,00
|
-0,38%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
655,25
|
-5,25
|
-0,79%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
362,25
|
+0,50
|
+0,14%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,12
|
0,00
|
0,00%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.407,75
|
+1,50
|
+0,11%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
458,30
|
+1,20
|
+0,26%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
42,06
|
-0,12
|
-0,28%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
686,70
|
+2,00
|
+0,29%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.499,00
|
+1,00
|
+0,04%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
125,25
|
+3,85
|
+3,17%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
15,84
|
+0,38
|
+2,46%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
124,60
|
+3,55
|
+2,93%
|
Bông
|
US cent/lb
|
80,92
|
-0,78
|
-0,95%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
671,50
|
+21,60
|
+3,32%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
160,10
|
-0,90
|
-0,56%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,74
|
+0,15
|
+9,24%
|