Trên thị trường năng lượng, giá dầu hồi phục sau số liệu khả quan về kinh tế nước này, mặc dù đà tăng bị kiềm chế bởi dự báo nhu cầu dầu thế giới hồi phục chậm.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent tăng 73 US cent (1,8%) lên 42,45 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ tăng 77 US cent (2%) lên 40,20 USD/thùng.
Nhập khẩu dầu thô vào Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã tăng 5,5% trong tháng 9/2020 so với tháng 8/2020 và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước đó, dù vẫn dưới mức cao kỷ lục 12,94 triệu thùng/ngày của phiên 9/10.
Trong khi đó, các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 13/10 cho biết sự phục hồi kinh tế chậm chạp sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ đẩy lùi thời điểm nhu cầu năng lượng thế giới phục hồi hoàn toàn đến năm 2025. Trong báo cáo thường niên Triển vọng Năng lượng Thế giới, IEA đưa ra kịch bản cơ sở, theo đó kinh tế toàn cầu phục hồi vào năm 2021 và nhu cầu năng lượng thế giới phục hồi hoàn toàn vào năm 2023 khi thế giới phát triển được một loại vắc-xin và phương pháp điều trị COVID-19. Tuy nhiên, trong kịch bản sự phục hồi bị trì trệ, kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2023 và nhu cầu năng lượng thế giới sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2025.
Về phía Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), cơ quan này nhận định nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ giảm sâu hơn trong năm nay so với dự báo trước đó do tác động của dịch COVID-19; và thị trường “vàng đen” toàn cầu có thể phục hồi chậm hơn vào năm tới, khiến nỗ lực bình ổn giá của OPEC và các nước sản xuất dầu liên minh trở nên khó khăn hơn.
Trong báo cáo hàng tháng vừa công bố, OPEC cho rằng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm 9,46 triệu thùng/ngày trong năm nay, cao hơn so với mức giảm 9,06 triệu thùng/ngày đưa ra trong báo cáo tháng 8/2020.
Với mặt hàng than đá, giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng phiên thứ 6 liên tiếp sau thông tin Trung Quốc ngừng mua than đá từ Australia.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc lúc đóng cửa phiên giao dịch tăng 1,5% lên 1.350 CNY/tấn, sau khi có thời điểm đạt 1.373 CNY/tấn; than cốc tăng 1,5% lên 2.102,5 CNY/tấn, là phiên tăng phiên thứ 5 liên tiếp, sau khi có thời điểm đạt 2.127,5 CNY/tấn.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm 1,9%, xuống dưới ngưỡng 1.900 USD/ounce, giữa bối cảnh đồng USD mạnh lên và hy vọng về gói kích thích kinh tế mới của Mỹ xa dần.
Bên cạnh đó, thị trường kim loại quý cũng đang chịu tác động bởi báo cáo kinh tế bớt ảm đạm từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 1,7%, xuống 1.890,1 USD/ounce; vàng giao sau cũng giảm 1,8%, xuống 1.894,60 USD/ounce.
David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại quý thuộc High Ridge Futures, cho biết sự bế tắc trong đàm phán gói kích thích tiếp theo tại Mỹ tiếp tục gây áp lực lên các tài sản như vàng, vốn đang được hậu thuẫn bởi sự suy yếu của đồng USD.
IMF và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhận định rằng sự phục hồi kinh tế đang diễn ra nhanh hơn một chút so với dự đoán ban đầu, đồng nghĩa với việc kinh tế thế giới có thể cần ít gói kích thích hơn.
Đồng USD tăng 0,5% so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ, khiến vàng đắt hơn, sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết gói kích thích mới nhất liên quan tới dịch COVID-19 của Tổng thống Donald Trump đã không đáp ứng được những gì mà nước Mỹ đang cần.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 4,4% xuống 24,02 USD/ounce, bạch kim giảm 1% xuống 864,69 USD/ounce, trong khi palađi giảm 3,8% xuống 2.311,34 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do số liệu cho thấy thương mại từ Trung Quốc – nước tiêu thụ lớn nhất – tăng mạnh, làm giảm ảnh hưởng từ việc đồng USD mạnh lên và thông tin Johnson & Johnson ngừng thử nghiệm vắc xin virus corona.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,7% xuống 6.689 USD/tấn, song vẫn gần mức cao nhất 27 tháng (6.877,5 USD/tấn) đạt được hồi tháng 9/2020. Tính từ đầu năm đến nay, giá đồng tăng hơn 50% kể từ tháng 3/2020 do Trung Quốc mở cửa trở lại ngành công nghiệp.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 9/2020 tăng 9,9% so với tháng 9/2019 và tăng 9,5% so với tháng 8/2020. Nhập khẩu tăng 13,2% so với mức giảm 2,1% trong tháng 8/2020.
Nhập khẩu đồng của Trung Quốc trong tháng 9/2020 đạt mức cao kỷ lục thứ 2. Nhập khẩu đồng trong 9 tháng đầu năm 2020 tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái lên 4,99 triệu tấn.
Giá quặng sắt giảm sau số liệu cho thấy rằng, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 9/2020 tăng 8,2% so với tháng 8/2020 và tăng 9,3% so với tháng 9/2019 lên 108,55 triệu tấn. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 1,6% và trên sàn Singapore giảm 2,8%. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,3%, thép cuộn cán nóng giảm 0,1% và giá thép không gỉ giảm 0,9%.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô kỳ hạn tháng 3/202 lúc kết thúc phiên tăng 0,17 US cent, tương đương 1,2%, lên 14,01 US cent/lb, sau khi có thời điểm đạt mức cao nhất 7,5 tháng (14,55 US cent/lb) trong phiên trước đó; đường trắng kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 4,5 USD tương đương 1,2% lên 387,1 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn New York tăng 0,95 US cent, tương đương 0,9%, vào lúc đóng cửa, lên 1,101 USD/lb; robusta kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn London giảm 10 USD tương đương 0,8% xuống 1.223 USD/tấn.
Giá cao su trên sàn Osaka tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên mức cao nhất 6 tuần, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung thắt chặt và số liệu kinh tế vững chắc từ nước mua hàng đầu – Trung Quốc – thúc đẩy nhu cầu.
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn Osaka lúc đóng cửa tăng 1,7 JPY tương đương 0,9% lên 200,2 JPY (1,9 USD)/kg, vượt ngưỡng 200 JPY – lần đầu tiên – trong 6 tuần; lúc đầu phiên giao dịch đạt 202 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 31/8/2020.
Nhập khẩu cao su của Trung Quốc tăng mạnh nhất năm nay trong tháng 9/2020, cùng với đó là xuất khẩu tăng mạnh khi nhiều đối tác thương mại dỡ bỏ các hạn chế virus corona, thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Giá hàng hóa sáng 14/10

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

40,12

-0,08

-0,20%

Dầu Brent

USD/thùng

42,37

-0,08

-0,19%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.520,00

+130,00

+0,46%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,73

-0,12

-4,24%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

117,67

-0,60

-0,51%

Dầu đốt

US cent/gallon

116,58

-0,32

-0,27%

Dầu khí

USD/tấn

339,00

-0,25

-0,07%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

43.150,00

+190,00

+0,44%

Vàng New York

USD/ounce

1.887,90

-6,70

-0,35%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.419,00

-82,00

-1,26%

Bạc New York

USD/ounce

24,00

-0,13

-0,56%

Bạc TOCOM

JPY/g

82,10

-2,30

-2,73%

Bạch kim

USD/ounce

869,75

+0,99

+0,11%

Palađi

USD/ounce

2.332,02

+9,68

+0,42%

Đồng New York

US cent/lb

304,40

-0,05

-0,02%

Đồng LME

USD/tấn

6.692,00

-45,50

-0,68%

Nhôm LME

USD/tấn

1.858,00

+2,50

+0,13%

Kẽm LME

USD/tấn

2.417,00

-23,00

-0,94%

Thiếc LME

USD/tấn

18.255,00

+10,00

+0,05%

Ngô

US cent/bushel

390,00

-1,25

-0,32%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

593,75

-0,25

-0,04%

Lúa mạch

US cent/bushel

285,50

+1,25

+0,44%

Gạo thô

USD/cwt

12,27

+0,04

+0,29%

Đậu tương

US cent/bushel

1.043,50

-0,50

-0,05%

Khô đậu tương

USD/tấn

355,40

-0,60

-0,17%

Dầu đậu tương

US cent/lb

33,54

-0,08

-0,24%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

525,20

-0,10

-0,02%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.381,00

-63,00

-2,58%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

110,10

+0,95

+0,87%

Đường thô

US cent/lb

14,01

+0,17

+1,23%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

117,80

+0,45

+0,38%

Bông

US cent/lb

68,59

-0,24

-0,35%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

535,40

-0,40

-0,07%

Cao su TOCOM

JPY/kg

148,00

+0,50

+0,34%

Ethanol CME

USD/gallon

1,42

+0,02

+1,07%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg