Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm sau khi IEA hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu năm 2020 do những chính sách hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc giảm 47 US cent (1%) xuống 44,96 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ New York giảm 43 US cent (1%) xuống 42,24 USD/thùng.
IEA đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2020 với nhận định sự sụt giảm số lượt du khách di chuyển bằng đường không do đại dịch sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn cầu khoảng 8,1 triệu thùng/ngày trong năm nay. Trước đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự kiến nhu cầu dầu thế giới sẽ giảm 9,06 triệu thùng/ngày trong năm nay, cao hơn so với mức giảm 8,95 triệu thùng/ngày được đưa ra một tháng trước.
Hiện nay, các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi kết quả đàm phán về gói kích thích kinh tế mới dành cho nước Mỹ, đồng thời theo dõi chặt chẽ mối quan hệ Mỹ-Trung trước các cuộc đàm phán thương mại vào ngày 15/8.
Về nguồn cung, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết ông không mong đợi những quyết định cắt giảm sản lượng “vội vàng” khi một ủy ban giám sát của OPEC và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, sẽ nhóm họp vào tuần tới. OPEC+ từ tháng 1/2020 đã nới lỏng mức cắt giảm sản lượng xuống còn khoảng 7,7 triệu thùng/ngày cho đến tháng 12/2020, thấp hơn mức giảm trước đó là 9,7 triệu thùng/ngày. Động thái này cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đang dần cải thiện.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng mạnh khoảng 2,5% giữa bối cảnh đồng USD suy yếu và sự phục hồi chậm của thị trường lao động Mỹ càng cho thấy những tổn thương kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.
Kết thúc phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 1,9% lên 1.954,37 USD/ounce, sau khi giảm xuống dưới 1.900 USD/ounce hôm 12/8; vàng kỳ hạn tháng 12/202 tăng 1,1% lên 1.970,40 USD/ounce.
Đồng USD giảm 0,2% so với các đồng tiền chủ chốt cũng đang hỗ trợ cho giá vàng, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn với những người nắm giữ đồng tiền tệ khác giữa lúc các nghị sĩ Mỹ vẫn bế tắc về gói kích thích kinh tế bổ sung. Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống dưới 1 triệu đơn trong tuần trước và là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020 khi đại dịch bùng phát. Tuy vậy, hiện vẫn có 28 triệu người đang nhận trợ cấp thất nghiệp, cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn yếu.
Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chững lại cho đến khi dịch COVID-19 được ngăn chặn. Giới đầu tư hiện đang dõi theo cuộc họp ngày 15/8 giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm đánh giá lại Thoả thuận thương mại Giai đoạn 1 giữa hai nước.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 6,6% lên 27,25 USD/ounce, giá bạch kim giao ngay tăng 2,7% lên 956,53 USD/ounce, còn giá palađi tăng 1,9% lên 2.170,68 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do lo ngại nguồn cung từ Nam Mỹ và nhu cầu mùa vụ tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – suy yếu. Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 2,6% xuống 6.262 USD/tấn.
Giá đồng cũng chịu áp lực giảm bởi căng thẳng Mỹ - Trung trước cuộc họp quan trọng vào cuối tuần giữa các quan chức thương mại của cả 2 nước.
Covid-29 làm gián đoạn nguồn cung tại nước sản xuất hàng đầu – Chile – và lũ lụt tại Trung Quốc đã đẩy giá đồng lên mức cao nhất 2 năm trong tháng 7/2020. Tuy nhiên các công ty khai thác tại Nam Mỹ đã thúc đẩy sản xuất, trong khi nước láng giềng – Peru- cũng khởi động lại hoạt động sản xuất sau các hạn chế virus corona.
Giá sắt thép tăng trong phiên vừa qua. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 927 CNY/tấn; quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc không thay đổi ở mức 118,5 USD/tấn.
Trong khi đó, giá thép không Trung Quốc cũng tăng do nhu cầu mạnh và giá nguyên liệu tăng mạnh. Trên sàn Thượng Hải, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,9% lên 14.135 CNY (2.035,72 USD)/tấn, sau khi tăng 1,9% trong đầu phiên giao dịch. Trong khi đó, giá thép cây giảm 0,1% xuống 3.791 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng tăng 0,8% lên 3.916 CNY/tấn.
Tồn trữ 5 sản phẩm thép chủ yếu tại Trung Quốc tính đến tuần kết thúc ngảy 13/8/2020 giảm 1,2% so với tuần trước đó xuống 15,4 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết. Trong khi đó, nhu cầu các sản phẩm thép trong tuần kết thúc ngày 7/8/2020 giảm 1,2% do sản lượng và tồn trữ tại các nhà máy thép tăng.
Trên thị trường nông sản, giá ngô tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 4 tuần do dự báo thời tiết ấm hơn và lo ngại về thiệt hại bởi cơn bão gần đây tại khu vực trung tây Mỹ, làm lu mờ dự báo vụ thu hoạch bội thu của chính phủ.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 3,4% lên 3,38-3/4 USD/bushel, trong đầu phiên giao dịch tăng lên 3,4-3/4 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 17/7/2020. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 1,8% lên 8,99-1/2 USD/bushel, trong đầu phiên giao dịch tăng lên 9,01-1/2 USD/bushel – cao nhất kể từ ngày 27/7/2020. Đồng thời, giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 0,8% lên 4,96-3/4 USD/bushel.
Giá đường tăng lên mức cao nhất 5 tháng do hoạt động thúc đẩy mua vào giữa bối cảnh triển vọng sản lượng tại Thái Lan và Nga niên vụ 2020/21 giảm và nhu cầu từ Pakistan và Trung Quốc tăng.
Đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn ICE tăng 0,27 US cent tương đương 2,1% lên 13,11 US cent/lb, cao nhất kể từ ngày 6/3/2020; đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 5,3 USD tương đương 1,4% lên 380,5 USD/tấn.
Công ty môi giới và phân tích Czarnikow cho biết, sản lượng đường của Nga sẽ giảm 25% do ảnh hưởng của đợt nắng nóng tại các khu vực trồng củ cải đường.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn New York tăng 3,85 US cent tương đương 3,4% lên 1,181 USD/lb, tăng trở lại mức cao nhất 4,5 tháng (1,289 USD/lb) trong tuần trước đó; cà phê robusta tăng 40 USD tương đương 3% lên 1.380 USD/tấn.
Tại Châu Á, giá cà phê Việt Nam duy trì ổn định giữa lúc hoạt động giao dịch bị ảnh hưởng bởi tồn trữ thấp và các chính sách hạn chế chống Covid-19 tại một số khu vực trồng cà phê trọng điểm.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) được chào giá cộng 80 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn London, tăng so với mức cộng 70 USD/tấn cách đây 1 tuần. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá dao động 33.000-33.500 VND (1,42-1,45 USD)/kg, không thay đổi so với mức giá cách đây 1 tuần.
Việt Nam đã xuất khẩu 110.028 tấn tương đương 1,83 triệu bao (60 kg) cà phê trong tháng 7/2020, giảm 13,8% so với tháng 6/2020.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 180-190 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn London, không thay đổi so với mức giá cách đây 1 tuần.
Giá cao su trên sàn Osaka tăng do chỉ số Nikkei của Nhật Bản và chỉ số S&P 500 của chứng khoán phố Wall tăng, thúc đẩy kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu hồi phục. Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn OSE tăng 2,3 JPY tương đương 1,3% lên 173,3 JPY (1,62 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 30 CNY xuống 12.275 CNY (1.768 USD)/tấn. Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn SICOM tăng 0,3% lên 128,7 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới sáng 14/8/2020
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
42,30
|
+0,06
|
+0,14%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
45,02
|
+0,06
|
+0,13%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
30.620,00
|
-40,00
|
-0,13%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,18
|
0,00
|
0,00%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
124,71
|
+1,23
|
+1,00%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
124,67
|
+0,86
|
+0,69%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
377,75
|
+1,25
|
+0,33%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
45.110,00
|
+20,00
|
+0,04%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.961,50
|
-8,90
|
-0,45%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.730,00
|
+110,00
|
+1,66%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
27,50
|
-0,22
|
-0,80%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
94,60
|
+5,80
|
+6,53%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
960,11
|
-0,08
|
-0,01%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.161,22
|
-17,86
|
-0,82%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
283,90
|
+0,70
|
+0,25%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.256,00
|
-176,50
|
-2,74%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.763,50
|
-23,50
|
-1,32%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.375,00
|
-26,00
|
-1,08%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
17.500,00
|
-80,00
|
-0,46%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
337,50
|
-1,25
|
-0,37%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
504,25
|
-2,25
|
-0,44%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
257,50
|
-0,50
|
-0,19%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,73
|
-0,02
|
-0,21%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
897,50
|
-2,00
|
-0,22%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
298,20
|
-0,50
|
-0,17%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,11
|
-0,08
|
-0,26%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
484,80
|
-0,90
|
-0,19%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.480,00
|
+15,00
|
+0,61%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
118,10
|
+3,85
|
+3,37%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
13,11
|
+0,27
|
+2,10%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
120,00
|
+4,55
|
+3,94%
|
Bông
|
US cent/lb
|
62,99
|
0,00
|
0,00%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
725,00
|
+19,00
|
+2,69%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
174,90
|
+1,60
|
+0,92%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,23
|
0,00
|
0,00%
|