Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do nhà đầu tư lo ngại về tốc độ phục hồi nhu cầu dầu trên toàn cầu. Theo đó, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Tư giảm 59 US cent xuống 64,8 USD/thùng, dầu Brent giao tháng Năm giảm 49 US cent xuống 68,39 USD/thùng.
Giá dầu thế giới giảm trong phiên 16/3, khi các nhà đầu tư lo ngại về tốc độ phục hồi nhu cầu.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Tư giảm 59 xu Mỹ, chốt phiên ở mức 64,8 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York; dầu Brent giao tháng Năm giảm 49 US cent, xuống 68,39 USD/thùng tại Sàn London ICE Futures. Đầu tháng này, giá dầu Brent đã đạt mức giá cao nhất kể từ đầu năm 2020, trong khi dầu WTI cao nhất năm 2018.
Đại dịch đã làm giảm nhu cầu dầu mỏ. Giá dầu đã phục hồi lên những mức được thấy trước khủng hoảng y tế toàn cầu, nhưng đà tăng đã bị hạn chế bởi tiến triển việc triển khai vaccine chậm chạp ở nhiều quốc gia. Mới đây, Đức, Pháp và Italy cho biết họ sẽ dừng sử dụng vaccine AstraZeneca sau các báo cáo về khả năng tác dụng phụ nghiêm trọng. Các nhà đầu tư lo ngại tốc độ tiêm chủng chậm chạp ở Liên minh Châu Âu có thể ảnh hưởng tới sự phục hồi và nhu cầu dầu mỏ.
Nhà phân tích về năng lượng Carsten Fritsch của Commerzbank Research cho rằng do số ca mắc mới COVID-19tăng mạnh trở lại, có những hoài nghi về việc nhu cầu có phục hồi mạnh như dự kiến, ít nhất là trong quý II/2021, khi việc thắt chặt quy định đang được thảo luận hoặc đã được quyết định ở châu Âu. Thêm vào đó, bản thân việc giá dầu ở mức cao đã bắt đầu cho thấy tác động đến nhu cầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do đồng USD mạnh lên trong bối cảnh giới đầu tư đang đón đợi các manh mối từ cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.729,01 USD/ounce; giá vàng giao sau tăng 0,1% và chốt phiên ở mức 1.730,90 USD/ounce. Đồng USD đã tăng 0,1%, từ đó làm gia tăng cho phí của việc nắm giữ vàng.
Cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ kết thúc vào ngày 17/3, qua đó dự đoán Fed sẽ tái xác nhận cam kết giữ nguyên lãi suất ở gần mức 0% cho đến khi nền kinh tế đạt được trạng thái toàn dụng lao động.
Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của công ty OANDA nhận định giá vàng có thể đi lên cùng với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ trong một vài tháng tới, vì lợi suất tiến gần đến mức 2% có thể chấm dứt làn sóng mua vào mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán, và khôi phục sức hấp dẫn của vàng như một nơi trú ẩn an toàn.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 1,5% xuống 25,87 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,3% và được giao dịch ở mức 1.208,59 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do các nhà đầu tư không chắc chắn trước cuộc họp của ngân hàng trung ương.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London đã giảm 1,9% xuống 8.970 USD/tấn, trong khi đồng tại sàn Comex giảm 1,6% xuống 4,075 USD/lb. Trái lại, giá nhôm tăng 0,7% lên 2.201,5 USD/tấn. Tháng trước, giá đồng đã đạt mức cao nhất 9,5 năm là 9.617 USD/tấn, tính từ đầu năm đến nay tăng 24%.
Tồn kho đồng của sàn LME tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng, tăng 41% trong hai tuần qua.
Nhôm tại sàn giao dịch Thượng Hải tăng lên mức cao nhất trong 9,5 năm do lo ngại nguồn cung tăng lên sau khi trung tâm nhôm tại Trung Quốc yêu cầu cắt điện và hạn chế sản xuất.
Việc đóng cửa tại Nội Mông, một khu vực sản xuất nhôm lớn của Trung Quốc, có thể dẫn tới việc giảm 100.000 tấn sản lượng nhôm hàng năm.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc đã tăng khoảng 5,2% do thị trường cố gắng thu hẹp chênh lệch giữa giá giao ngay và giá kỳ hạn, trong khi Đường Sơn dỡ bỏ cảnh báo khói bụi cũng kích thích tâm lý. Quặng sắt giao tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 3,9% lên 1.070 CNY (164,69 USD)/tấn sau khi đạt 1.084 CNY trong đầu phiên giao dịch. Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe ở tại cảng Trung Quốc phiên liền trước giảm 10 USD xuống 164 USD/tấn; giá thép thanh tại Thượng Hải giảm 0,5% xuống 4.701 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 1,6% xuống 4.931 CNY/tấn; thép không gỉ giảm 0,3% xuống 13.935 CNY/tấn.
Thành phố sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc, Đường Sơn, đã dỡ bỏ mức 2 cảnh báo khói bụi trong chiều ngày 15/3. Những hạn chế sản xuất của các nhà sản xuất thép vẫn chưa được nới lỏng hoàn toàn.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ tăng do nhu cầu xuất khẩu mạnh sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ khẳng định xuất khẩu mạnh nhất sang Mỹ kể từ tháng 1. Giá ngô trên sàn giao dịch Chicago tăng 4-3/4 US cent lên 5,54-1/4 USD/bushel. Sau nhiều tuần xuất khẩu ngô chậm chạp, các thương nhân đã dự đoán Trung Quốc tăng cường mua trước các cuộc đàm phán cấp cao với Mỹ vào cuối tuần này.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 chốt phiên vừa qua tăng 0,18 US cent hay 1,1% lên 16,3 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 5 tăng 4,3 USD hay 0,9% lên 463,4 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 2,4 US cent hay 1,8% lên 1,345 USD/lb, bởi tồn kho thấp; cà phê robusta cùng kỳ hạn đóng cửa tăng 18 USD hay 1,3% lên 1.406 USD/tấn.
Lượng cà phê nhân chứa tại các cảng của Mỹ giảm vào cuối tháng 2 và đã đạt mức thấp nhất trong hơn 5 năm, theo Hiệp hội Cà phê nhân (GCA). Nhu cầu có thể phục hồi nhanh hơn dự kiến khi các hạn chế giảm bớt và sự phục hồi kinh tế đang diễn ra. Tại Brazil, cảnh sát đã mở cuộc điều tra các công ty cà phê vì cáo buộc gian lận thuế.
Giá cao su tăng hơn 1% vào cuối phiên vừa qua sau khi số liệu cho thấy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc tăng mạnh trong hai tháng đầu năm 2021, vượt dự báo nhấn mạnh sự phục hồi tại nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới này. Theo đó, hợp đồng cao su giao tháng 8 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1,4 JPY hay 0,5% lên 273,8 JPY/kg; cao su giao tháng 5 tại Thượng Hải đóng cửa giảm xuống 15.150 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 17/3/2021

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg