Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm mạnh do số số ca nhiễm Covid-19 ở Châu Âu tăng trở lại trong khi đồng thời USD mạnh lên khiến cho những mặt hàng tính theo USD như dầu trở nên kém hấp dẫn đối với những nhà đầu tư sử dụng các loại tiền tệ khác.
Kết thúc phiên này, dầu Brent giảm 4,72 USD (tương đương 6,9%) xuống 63,28 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 4,60 USD (7,1%) xuống 60 USD/thùng.
Cả hai loại dầu trên đều giảm hơn 11% kể từ khi đạt mức cao nhất gần đây vào ngày 8/3. Chuỗi 5 phiên mất giá là chuỗi dài nhất đối với dầu WTI kể từ tháng 2/2020 và đối với dầu Brent kể từ tháng 9/2020. Ngay cả sau khi thị trường đóng cửa, hợp đồng tham chiếu của cả hai loại dầu đều tiếp tục giảm hơn 6 USD/thùng, tương đương 9%.
Một số nền kinh tế lớn ở châu Âu đã phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa khi số ca mắc mới tăng lên. Trong khi đó, các chương trình tiêm chủng đang chậm lại do các Chính phủ lo ngại về tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca đang được phân phối rộng rãi ở châu Âu.
Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty tư vấn OANDA, cho biết châu Âu đang chứng kiến tuần thứ ba liên tiếp có số ca mắc COVID-19 gia tăng, trong khi các bất lợi đối với hoạt động tiêm chủng vẫn còn.
Ngay cả Vương quốc Anh cũng chậm triển khai vaccine COVID-19 vào tháng tới. Điều này là vì nguồn cung bị hạn chế do hàng triệu liều vaccine AstraZeneca vận chuyển từ Ấn Độ bị chậm trễ, bên cạnh việc nước này phải kiểm tra tính ổn định của thêm 1,7 triệu liều khác.
Ông John Kilduff, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn Again Capital LLC cho biết thị trường đã đặt cược vào kịch bản phục hồi nhu cầu lạc quan nhất cho khu vực này. Nhưng tình hình ở châu Âu đang tồi tệ hơn.
Sự tăng giá của USD cũng khiến dầu bị bán tháo. Một đồng USD mạnh hơn khiến dầu đắt hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm do lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD tăng đã làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.732,99 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 1/3 là 1.755,25 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4/2021 tăng 0,3% lên 1.732,50 USD/ounce.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã lần đầu tiên tăng trên 1,74% kể từ tháng 1/2020, còn đồng USD tăng 0,5%.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 17/3 đã nhắc lại cam kết sẽ giữ lãi suất ở mức gần 0 trong nỗ lực duy trì đà phục hồi kinh tế ngay cả khi lạm phát vượt mục tiêu 2,5% trong năm nay.
Chiến lược gia thị trường cấp cao Bob Haberkorn của RJO Futures nhận định bình luận của Chủ tịch Powell về lãi suất rất có lợi cho vàng. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng đã làm hạn chế đà tăng của kim loại quý này.
Một số nhà đầu tư coi vàng là kênh đầu tư an toàn để ứng phó với lạm phát tăng cao, mà có thể xuất hiện sau khi các biện pháp kích thích được triển khai. Nhưng lợi suất trái phiếu ở mức cao đã làm giảm sức hấp dẫn của loại hàng hóa không sinh lời này.
Về những kim loại quý khác, giá palađi tăng 3,6% lên 2.662,17 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 2/2020 là 2.755,18 USD/ounce; giá bạch kim giao ngay tăng 0,4% lên 1.218,23 USD/ounce, trong khi giá bạc giảm 0,4% xuống 26.22 USD/ounce.
Nhà sản xuất palađi hàng đầu của Nga Nornickel Nickel ngày 16/3 đã hạ dự báo sản lượng cho năm 2021 do tình trạng ngập úng tại hai khu khai thác ở Siberia. Theo nhà phân tích Haberkorn, bất kỳ sự gián đoạn nào về nguồn cung, đặc biệt là từ một nhà sản xuất lớn, đều tác động vào thị trường này, cùng với kỳ vọng về nhu cầu nhiều hơn từ lĩnh vực ô tô.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm bởi USD tăng cao và trái phiếu kho bạc Mỹ tăng, nhưng đà giảm bị hạn chế bởi lo lắng về nguồn cung khi thiếu hụt quặng.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 0,3% xuống 9.035 USD/tấn. Giá kim loại này đã chạm 9.617 USD/tấn trong tháng 2, cao nhất kể từ tháng 8/2011 và tăng hơn 15% kể từ đầu năm nay.
Trong vài tuần qua đồng và các kim loại cơ bản phải vật lộn để tìm chiều hướng rõ ràng do những xáo trộn của thị trường vĩ mô và thị trường trái phiếu.
Nguồn cung của các công ty khai thác đồng cực kỳ khan hiếm đã đẩy phí nhiệt luyện quặng đồng xuống mức thấp nhất trong hơn 1 một thập kỷ, chưa tới 20 USD/tấn trong các đấu thầu gần đây.
USD tăng khiến các kim loại đắt hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác có thể làm giảm nhu cầu.
Tồn kho đồng của sàn LME đang tăng cũng gây áp lực tâm lý. Dự trữ đồng của sàn giao dịch Thượng Hải ở mức cao nhất trong 6 tháng tại 171.794 tấn.
Trong nhóm sắt thép, giá thép của Trung Quốc tăng bởi tiêu thụ trong công nghiệp nặng đang tăng, trong khi lo ngại về việc hạn chế sản lượng thép cũng hỗ trợ giá.
Giá thép thanh tại Thượng Hải giao tháng 5 đóng cửa tăng 0,4% lên 4.759 CNY (732,23 USD)/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1,1% lên 5.005 CNY/tấn. Thép không gỉ tăng 0,6% lên 14.030 CNY/tấn.
Giá thép được hỗ trợ bởi giá nguyên liệu thô đang tăng. Than luyện cốc Đại Liên tăng 1,2% lên 1.588 CNY và than cốc tăng 2,5% lên 2.335 CNY/tấn. Quặng sắt trên sàn giao dịch Đại Liên tăng 2,5% lên 1.089 CNY/tấn. Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe ở mức 166 USD/tấn trong ngày 17/3, theo công ty tư vấn SteelHome.
Dự trữ 5 sản phẩm thép chính của các thương nhân Trung Quốc giảm xuống mức 21,7 triệu tấn tính tới ngày 18/3 từ mức 22,2 triệu tấn một tuần trước, theo công ty tư vấn Mysteel.
Tuy nhiên việc kiểm soát khí thải carbon và kế hoạch cắt giảm sản lượng thép thô khiến tiêu thụ quặng sắt có thể giảm.
Morgan Stanley cho biết các biện pháp chống ô nhiễm ở Đường Sơn thành phố sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc có thể là khởi đầu cho những ảnh hưởng trên thị trường quặng sắt, có khả năng đưa chuyển thị trường từ thâm hụt đáng kể sang cân bằng.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô kỳ hạn tháng 5 lúc đóng cửa giảm 0,1 US cent hay 0,6% xuống 15,89 US cent/lb; giá đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 2,5 USD hay 0,5% xuống 456,0 USD/tấn.
Các đại lý cho biết đường có thể thử ngưỡng thấp gần đây tại 15,85 US cent do đã 4 lần không phá vỡ được ngưỡng trên. Tuy nhiên giá bán buôn dường như khó có thể giảm. Giá dầu giảm cũng ảnh hưởng tới đường và các hàng hóa khác. Trung Quốc, một trong những nước mua đường hàng đầu thế giới đã nhập khẩu 430.000 tấn đường trong tháng 2, tăng 90% so với một năm trước.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 trên sàn New York giảm 2,7% xuống 1,2995 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 trên sàn London giảm 26 USD hay 1,8% xuống 1.386 USD/tấn.
Các đại lý cho biết động thái chậm phân phối vaccine AstraZeneca của nhiều nước Châu Âu cũng như sự gia tăng số ca nhiễm virus corona ở nhiều quốc gia thuộc châu lục này đã gây ảnh hưởng tới giá vì có thể dẫn tơi việc chậm mở cửa lại các quán cà phê và nhà hàng.
Tại Việt Nam giao dịch cà phê thưa thớt do nhu cầu yếu. Người trồng cà phê ở Tây Nguyên đã bán cà phê ở mức giá 32.800 – 33.500 đồng/kg, tăng từ 32.100 – 32.800 đồng/kg. Nông dân đang găm hàng do giá không hấp dẫn.
Hầu hết nông dân trồng tiêu và cà phê cùng nhau. Giá tiêu tăng khoảng 30% trong 2 tuần qua vì thế nông dân quay sang bán tiêu thay vì cà phê.
Các thương nhân tại Việt Nam chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức cộng 55 – 60 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tại London, một tuần trước mức cộng là 50 – 60 USD/tấn.
Tại tỉnh Lampung, Indonesia, mức cộng của cà phê robusta thu hẹp trong tuần này, do họ dự kiến nông dân bắt đầu bán dự trữ để có tiền cho dịp lễ Ramadan và trước vụ mùa sắp tới.
Một thương nhân đã chào bán ở mức cộng 200 – 220 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 trong tuần này, giảm từ mức cộng 230 – 240 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 4 trong tuần trước.
Giá cao su Nhật Bản giảm do lo sợ lãi suất của Mỹ tăng và giá dầu suy yếu hơn, mặc dù Cục dự trữ liên bang Mỹ cam kết giữ lãi suất thấp và nguồn cung giảm từ Đông Nam Á đã hạn chế đà giảm. Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 1,6 JPY hay 0,6% xuống 271,2 JPY (2,5 USD)/kg; cao su giao tháng 5 tại Thượng Hải tăng 15 CNY hay 0,1% lên 15.175 CNY (2.334 USD)/tấn.
Lạm phát của Mỹ dự kiến đạt 2,4% trong năm nay, cao hơn mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương nước này, Chủ tịch Fed Jerome Powell gọi đây là một đợt tăng tạm thời, sẽ không thay đổi cam kết của Fed trong việc giữ lãi suất chuẩn qua đêm gần 0.
Cao su được khai thác quanh năm, nhưng sản lượng mủ cao su giảm vào mùa đông từ tháng 2 tới tháng 5, khi cây rụng lá.
Giá hàng hóa thế giới sáng 19/3/2021

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

60,20

+0,20

+0,33%

Dầu Brent

USD/thùng

63,50

+0,22

+0,35%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

40.950,00

-2.120,00

-4,92%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,49

+0,01

+0,20%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

194,15

-0,26

-0,13%

Dầu đốt

US cent/gallon

179,22

+0,80

+0,45%

Dầu khí

USD/tấn

504,00

-11,50

-2,23%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

54.110,00

-2.080,00

-3,70%

Vàng New York

USD/ounce

1.728,00

-4,50

-0,26%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.065,00

-57,00

-0,93%

Bạc New York

USD/ounce

25,97

-0,39

-1,46%

Bạc TOCOM

JPY/g

92,10

-1,90

-2,02%

Bạch kim

USD/ounce

1.200,20

-9,54

-0,79%

Palađi

USD/ounce

2.677,27

-6,41

-0,24%

Đồng New York

US cent/lb

407,30

-3,50

-0,85%

Đồng LME

USD/tấn

9.055,50

-10,00

-0,11%

Nhôm LME

USD/tấn

2.216,00

-11,50

-0,52%

Kẽm LME

USD/tấn

2.792,00

-35,00

-1,24%

Thiếc LME

USD/tấn

25.835,00

+95,00

+0,37%

Ngô

US cent/bushel

547,50

+1,00

+0,18%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

628,75

-1,75

-0,28%

Lúa mạch

US cent/bushel

365,00

-1,25

-0,34%

Gạo thô

USD/cwt

13,02

-0,01

-0,08%

Đậu tương

US cent/bushel

1.391,00

-1,25

-0,09%

Khô đậu tương

USD/tấn

398,30

+0,10

+0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

53,05

-0,47

-0,88%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

607,50

-3,80

-0,62%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.542,00

+21,00

+0,83%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

129,95

-3,60

-2,70%

Đường thô

US cent/lb

15,89

-0,10

-0,63%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

116,55

+1,75

+1,52%

Bông

US cent/lb

85,46

+0,01

+0,01%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

854,60

+0,40

+0,05%

Cao su TOCOM

JPY/kg

177,20

-3,20

-1,77%

Ethanol CME

USD/gallon

1,80

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg