Trên thị trường năng lượng, giá dầu chỉ biến động nhẹ giữa bối cảnh số ca mắc mới dịch COVID-19 tiếp tục tăng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm tích cực vắc-xin ngừa COVID-19 và tiến triển của cuộc đàm phán giữa các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) về quỹ phục hồi kinh tế hậu đại dịch đã lấn át những lo ngại về nhu cầu năng lượng.
Kết thúc phiên giao dịch, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ WTI tăng 22 US cent (0,5%), lên 40,81 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 14 US cent (0,3%), lên 43,28 USD/thùng.
Thông tin về việc vắc xin do Đại học Oxford và AstraZeneca đang phát triển có vẻ an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch trong thử nghiệm đã giúp hỗ trợ giá dầu trong phiên này. Tuy nhiên, người đứng đầu mảng thị trường dầu mỏ của công ty Rystad Energy, Bjornar Tonhaugen, cho biết, giá dầu sẽ không thể tăng mạnh cho đến khi có tín hiệu cho thấy đại dịch COVID-19 diễn biến chậm lại. Theo thống kê của Reuters, hiện trên thế giới đã có hơn 14,5 triệu người mắc COVID-19 và hơn 604.000 người đã chết vì dịch bệnh này.
Nhu cầu nhiên liệu đã phục hồi từ mức giảm 30% trong tháng 4 sau khi các quốc gia trên thế giới áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, việc sử dụng vẫn còn dưới mức trước đại dịch. Tuy nhiên, nhu cầu xăng bán lẻ của Mỹ đang giảm trở lại khi các ca nhiễm tăng lên.
Các nhà đầu tư hàng hóa cũng đang theo dõi những nỗ lực để đưa ra các biện pháp kích thích ở châu Âu và Mỹ nhằm giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch COVID-19. Các nhà lãnh đạo EU đang tiến gần tới thỏa hiệp về gói phục hồi kinh tế nội khối, trong khi các nhà lập pháp Mỹ dự kiến thảo luận về gói viện trợ bổ sung để giải quyết cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng.
Theo giới phân tích, quyết định hồi tuần trước của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh, được gọi chung là nhóm OPEC+, về nới lỏng mức sản lượng cắt giảm bắt đầu trong tháng 8/2020 là hành động đã được dự kiến ngay từ đầu nên sẽ không tác động mạnh tới thị trường. Trong khi đó, dù cho nhu cầu nhiên liệu đã phục hồi từ mức giảm 30% trong tháng 4/2020, khi nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp phong tỏa chặt
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011 do số ca mắc mới COVID-19 gia tăng và kỳ vọng có thêm các biện pháp kích thích kinh tế đã hỗ trợ nhu cầu đối với các tài sản an toàn như vàng.
Kết thúc phiên này, trên sàn liên lục địa London, giá vàng giao ngay tăng 0,4%, lên 1.815,34 USD/ounce, sau khi chạm mức 1.820,06 USD/ounce vào đầu phiên. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8/2020 tăng 0,4% lên 1.817,40 USD/ounce.
Michael Matousek, người đứng đầu bộ phận giao dịch tại U.S. Global Investors, nhận định xu hướng tăng của giá vàng ngày càng phổ biến, nhờ các yếu tố liên quan đến lạm phát, bao gồm đường cong lợi suất, in tiền mới, lo ngại về triển vọng kinh tế và diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19. Theo ông Matousek, nhiều người cho rằng vàng sẽ leo lên mức 1.825 USD/ounce, và nếu phá vỡ ngưỡng này, giá vàng thậm chí có thể tăng cao hơn.
Vàng đang được giao dịch gần mức cao nhất mọi thời đại ghi nhận vào tháng 9/2011 là 1.920,30 USD/ounce. Đà tăng của kim loại quý này thời gian qua được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích tiền tệ của chính phủ các nước trên thế giới nhằm bảo vệ nền kinh tế trước những tổn thương mà đại dịch COVID-19 gây ra.
Các dấu hiệu cho thấy các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thỏa hiệp về một kế hoạch kích thích kinh tế hậu COVID-19 trị giá 1.800 tỷ euro (2.000 tỷ USD) cũng góp phần hỗ trợ giá vàng.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 2,3% lên 19,76 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức 19,81 USD/ounce, cao nhất kể từ tháng 9/2016. Sự phục hồi của ngành công nghiệp toàn cầu và quan ngại về nguồn cung eo hẹp tại Mỹ Latinh do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã hỗ trợ giá bạc. Trong khi đó, giá palladium tăng 2,1% lên 2.063,51 USD/ounce. Giá bạch kim tiến 0,6% lên 842,60 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng duy trì ở mức cao nhất gần 2 năm bất chấp các trường hợp nhiễm virus corona mới tăng đe dọa sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu kim loại.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,1% lên 6.410,5 USD/tấn. Tuần trước, giá đồng đạt 6.633 USD/tấn - cao nhất kể từ năm 2018, tăng từ mức thấp nhất 4.371 USD/tấn trong tháng 3/2020.
Sự phục hồi nền kinh tế của nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc và nguồn cung chủ yếu tại các khu vực sản xuất quan trọng trên thế giới – Nam Mỹ- bị gián đoạn đã thúc đẩy giá đồng.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm do tồn trữ tại các cảng của nước này tăng, song lạc quan về triển vọng nhu cầu thép nội địa sẽ tăng mạnh đã hạn chế đà suy giảm. Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống 817 CNY (116,91 USD)tấn, giảm phiên thứ 3 liên tiếp; quặng sắt kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Singapore giảm 0,7% xuống 106,31 USD/tấn, giảm phiên thứ 4 liên tiếp. Phiên cuối tuần trước (17/7), giá quặng sắt 62% giao ngay ở mức 111 USD/tấn, giảm từ mức cao nhất gần 1 năm trong ngày 15/7/2020. Trên sàn Thượng Hải giá thép cây giảm 0,3%, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,1% và giá thép không gỉ giảm 0,2%.
Tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc tính đến ngày 17/7/2020 tăng tuần thứ tư liên tiếp lên 112 triệu tấn, cao nhất kể từ giữa tháng 5/2020, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên thị trường nông sản, giá ngô tại Chicago giảm do mưa có lợi cho cây trồng trong giai đoạn phát triển. Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 4-3/4 US cent xuống 3,28-1/4 USD/bushel. Trong khi đó, giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 5 US cent lên 9,03 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt mức cao nhất kể từ ngày 6/3/2020. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 12-3/4 US cent xuống 5,22 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn ICE giảm 0,01 US cent tương đương 0,1% xuống 11,72 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 1,9 USD tương đương 0,5% xuống 350,5 USD/tấn.
Giá cà phê giảm, xói mòn mức tăng phiên trước đó khi những lo ngại về thời tiết lạnh tại Brazil ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cà phê suy giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn ICE giảm 2,55 US cent tương đương 2,5% xuống 99,75 US cent/lb; robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 15 USD tương đương 1,2% xuống 1.278 USD/tấn.
Sản lượng cà phê Costa Rica dự kiến sẽ tăng 8,2% trong vụ thu hoạch bắt đầu vào tháng 8/2020, Viện Cà phê Quốc gia (ICAFE) cho biết.
Giá cao su tại Tokyo giảm sau số liệu chính thức cho thấy rằng, xuất khẩu của Nhật Bản giảm tháng thứ 4 liên tiếp – phục hồi chậm lại từ đại dịch virus corona.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn TOCOM giảm 0,1 JPY xuống 155,3 JPY/kg. Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 1% xuống 10.505 CNY/tấn.
Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 6/2020 giảm 2 con số trong tháng thứ 4 liên tiếp, dấu hiệu khủng hoảng virus corona đẩy nền kinh tế vào thời kỳ suy thoái sau chiến tranh tồi tệ nhất và dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài.
Giá hàng hóa thế giới sáng 21/7/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

40,83

+0,02

+0,05%

Dầu Brent

USD/thùng

43,44

+0,16

+0,37%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

29.000,00

+380,00

+1,33%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,65

+0,01

+0,55%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

123,46

+0,61

+0,50%

Dầu đốt

US cent/gallon

124,01

+0,46

+0,37%

Dầu khí

USD/tấn

373,00

+2,50

+0,67%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

44.050,00

+280,00

+0,64%

Vàng New York

USD/ounce

1.818,40

+1,00

+0,05%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.260,00

+21,00

+0,34%

Bạc New York

USD/ounce

20,35

+0,15

+0,76%

Bạc TOCOM

JPY/g

68,80

+1,70

+2,53%

Bạch kim

USD/ounce

849,80

+0,09

+0,01%

Palađi

USD/ounce

2.061,80

+11,30

+0,55%

Đồng New York

US cent/lb

292,55

+1,00

+0,34%

Đồng LME

USD/tấn

6.487,50

+39,50

+0,61%

Nhôm LME

USD/tấn

1.664,50

+3,00

+0,18%

Kẽm LME

USD/tấn

2.200,50

+18,00

+0,82%

Thiếc LME

USD/tấn

17.360,00

+30,00

+0,17%

Ngô

US cent/bushel

333,50

-2,25

-0,67%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

520,25

-1,75

-0,34%

Lúa mạch

US cent/bushel

271,50

+2,00

+0,74%

Gạo thô

USD/cwt

11,77

-0,04

-0,38%

Đậu tương

US cent/bushel

896,75

-3,25

-0,36%

Khô đậu tương

USD/tấn

295,70

-1,20

-0,40%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,46

-0,07

-0,23%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

485,00

-0,30

-0,06%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.219,00

+59,00

+2,73%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

99,75

-2,55

-2,49%

Đường thô

US cent/lb

11,72

-0,01

-0,09%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

123,10

-4,20

-3,30%

Bông

US cent/lb

62,82

-0,06

-0,10%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

532,20

-18,60

-3,38%

Cao su TOCOM

JPY/kg

157,10

+1,80

+1,16%

Ethanol CME

USD/gallon

1,11

-0,06

-5,38%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg