Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm gần 3% sau khi phát hiện biến thể mới virus SARS-CoV-2 tại Anh có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% so với chủng gốc làm dấy lên lo ngại nhu cầu nhiên liệu phục hồi chậm.
Kết thúc phiên này, dầu thô Brent giảm 1,35 USD hay 2,6% xuống 50,91 USD/thùng, trong khi dầu WTI kỳ hạn tháng 1/2021 giảm 1,36 USD hay 2,8% xuống 47,74 USD/thùng trước khi hết hạn. Hợp đồng WTI giao tháng 2/2021 giảm 1,27 USD hay 2,6% xuống 47,97 USD/thùng. Cả hai loại dầu đã mất khoảng 3 USD lúc đầu phiên giao dịch này, mức giảm hàng ngày lớn nhất trong sáu tháng.
Đồng USD mạnh cũng ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ làm cho các hàng hóa tính bằng USD như dầu thô trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết sự phục hồi của thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ diễn ra chậm hơn so với dự kiến trước đây và có thể kéo dài từ hai đến ba năm.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của trung tâm OANDA ở New York nhận định việc hạn chế đi lại trong vài tuần tới sẽ làm khó cho kế hoạch tăng dần sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC+.
Tâm lý tiêu cực làm lu mờ việc triển khai một loại vắc xin mới tại Mỹ, thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo quốc hội Mỹ về gói cứu trợ trị giá 900 tỷ USD và cơ quan quản lý Châu Âu chấp thuận sử dụng vaccine do công ty Pfizer của Mỹ và công ty đối tác BioNTech của Đức phát triển.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm do USD hồi phục. Cụ thể, vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.877,83 USD/ounce, sau khi có lúc tăng lên 1.906,46 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 9/11. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn tháng 2/2021 giảm 0,3% xuống 1.882,80 USD/ounce.
Vào đầu phiên, giá vàng đã tăng hơn 1%, nhờ báo cáo cho thấy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã đạt đồng thuận về gói cứu trợ mới COVID-19 trị giá 900 tỷ USD, mở đường để gói hỗ trợ này sớm được thông qua tại Quốc hội sau nhiều tháng bế tắc.
Song sau đó kim loại quý này đã giảm 1,3% khi chỉ số đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất trong nhiều năm lên mức cao nhất trong hơn một tuần do lo ngại một đợt bùng phát mới các ca lây nhiễm COVID-19 kéo theo sự giảm giá của đồng bảng Anh và đồng euro.
Bob Haberkorn, chiến lược gia của RJO Futures nhận định, các nhà giao dịch trên thị trường vàng đang chờ đợi thông tin về gói kích thích kinh tế mới tại Mỹ. Chuyên gia này dự báo giá vàng sẽ tăng cao hơn trong tuần này.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 24% khi kim loại quý này có xu hướng được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích của các ngân hàng trung ương vì nó được coi là “hàng rào” chống lạm phát và mất giá tiền tệ.
Edward Moya, nhà phân tích thuộc OANDA, nhận định triển vọng về gói kích thích mới vẫn sẽ hỗ trợ đà tăng cho giá vàng, song sự mạnh lên của đồng USD đang gây sức ép lên giá kim loại quý này.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng và các kim loại cơ bản khác giảm sau thông tin về virus biến thể có khả năng lây nhiễm mạnh hơn đe dọa gây thiệt hại hơn cho nền kinh tế toàn cầu và các nhà đầu tư từ bỏ tài sản rủi ro hơn.
Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 1,7% xuống 7.853 USD/tấn.
Tuần trước, giá đồng đã tăng lên 8.028 USD/tấn, cao nhất kể từ năm 2013, do nhu cầu của Trung Quốc mạnh, kích thích của chính phủ và việc triển khai vaccine chống virus corona đã khuyến khích các nhà đầu cơ đổ xô vào thị trường.
Giá đồng có thể giảm nếu các nhà đầu cơ nắm giữ vị thế mua ròng lớn nhất của họ trên sàn LME và Comex kể từ năm 2017 trở lên kém lạc quan và cắt giảm vị thế của họ.
Thị trường đồng tinh chế thiếu hụt 155.000 tấn trong tháng 9/2020 sau khi thiếu hụt 72.000 tấn trong tháng 8/2020, theo tổ chức nghiên cứu đồng quốc tế (ICSG).
Giá các kim loại cơ bản khác cũng giảm trong phiên vừa qua, theo đó hợp đồng nhôm giao sau 3 tháng giảm ,7% xuống 2.022,5 USD/tấn, kẽm giảm 1,4% xuống 2.833 USD, nickel giảm 1,2% xuống 17.275 USD.
Sản lượng nhôm toàn cầu tăng trong tháng 11 lên 5.471 triệu tấn, tăng 4,1% so với năm trước.
Giá quặng sắt Đại Liên tăng vọt gần 10% trong phiên đầu tuần do triển vọng nhu cầu mạnh trong năm 2021 và những lo ngại về nguồn cung. Quặng sắt là hàng hóa diễn biến tốt nhất toàn cầu trong năm nay, tăng gần 140%, mà một số nhà phân tích và thương nhân cho là do đặt cược đầu cơ rất lớn.
Giá quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc ngày tăng 9,7% lên 1.144,5 CNY (174,76 USD)/tấn, sau khi trước đó đạt mức cao 1.147 CNY. Quặng sắt trên sàn giao dịch Singapore tăng 8,7% lên mức kỷ lục 176,2 USD/tấn. Quặng sắt giao ngay tăng vọt lên 164,5 USD/tấn trong ngày 18/12, cao kỷ lục.
Một vụ lở đất tại mỏ do công ty Vale SA đã giết chết một người trong ngày 18/12 làm dấy lên lo lắng về hoạt động tại đây.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô giao tháng 3/2021 đóng cửa tăng 0,09 US cent lên 14,53 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 2 USD lên 400,3 USD/tấn.
Các đại lý cho biết giá đường có thể giảm, mặc dù việc giảm xuống dưới 14 US cent sẽ khích thích người dùng cuối mua vào. Ai Cập dự định nhập khẩu 400.000 – 500.000 tấn đường trong năm 2021, theo một quan chức Bộ Nông nghiệp.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2021 đóng cửa giảm 0,9 US cent hay 0,7% xuống 1,262 USD/lb; cà phê arabica đóng cửa tuần trước tăng 3,6% bất chấp sản lượng của Brazil trong năm 2020 được điều chỉnh tăng. Cà phê rubusta kỳ hạn tháng 3/2021 đóng cửa tăng 3 USD lên 1.383 USD/tấn. Các đại lý cho biết cà phê khó khăn để tăng giá khi Châu Âu đang tiến tới đợt phong tỏa mới.
Với mặt hàng cao su, giá tại Nhật Bản đạt cao nhất 2 tuần, do Bắc Kinh tiếp tục chính sách hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19, mặc dù việc phong tỏa Covid-19 ở Châu Âu thắt chặt hơn đã hạn chế đà tăng.
Hợp đồng cao su giao tháng 5/2021 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 2 JPY hay 0,8% lên 248,2 CNY (2,4 USD)/kg. Trong đầu phiên giao dịch giá đã đạt 251,9 JPY, cao nhất kể từ ngày 7/12.
Hợp đồng cao su tại Thượng Hải giao tháng 5/2021 tăng 245 CNY lên 14.965 CNY (2.285 USD)/tấn.
Trung Quốc sẽ duy trì chính sách hỗ trợ để phục hồi kinh tế của họ, tránh sự thay đổi đột ngột chính sách sau khi cuộc họp của các nhà lãnh đạo cao nhất kết thúc.
Vương Quốc Anh đã bị đóng cửa với phần lớn các nước Châu Âu, sau khi các đồng minh thân cận nhất của họ cắt đứt quan hệ vận tải do lo ngại về chủng virus corona mới, gieo rắc hỗn loạn cho các gia đình và các công ty chỉ vài ngày trước khi họ ra khỏi quỹ đạo của Liên minh Châu Âu.
Giá hàng hóa thế giới sáng 22/12

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

47,74

-1,36

-2,77%

Dầu Brent

USD/thùng

50,71

-0,20

-0,39%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

32.270,00

-20,00

-0,06%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,71

+0,00

+0,07%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

135,03

-1,01

-0,74%

Dầu đốt

US cent/gallon

147,29

-0,45

-0,30%

Dầu khí

USD/tấn

418,75

+4,50

+1,09%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

47.400,00

-110,00

-0,23%

Vàng New York

USD/ounce

1.886,90

+4,10

+0,22%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.272,00

-78,00

-1,23%

Bạc New York

USD/ounce

26,51

+0,13

+0,48%

Bạc TOCOM

JPY/g

89,10

-3,40

-3,68%

Bạch kim

USD/ounce

1.012,87

+0,27

+0,03%

Palađi

USD/ounce

2.324,92

+6,92

+0,30%

Đồng New York

US cent/lb

358,00

+0,25

+0,07%

Đồng LME

USD/tấn

7.846,50

-138,50

-1,73%

Nhôm LME

USD/tấn

2.020,50

-36,00

-1,75%

Kẽm LME

USD/tấn

2.834,50

-38,00

-1,32%

Thiếc LME

USD/tấn

19.950,00

-109,00

-0,54%

Ngô

US cent/bushel

440,00

0,00

0,00%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

610,75

-0,50

-0,08%

Lúa mạch

US cent/bushel

337,50

-0,25

-0,07%

Gạo thô

USD/cwt

12,54

+0,04

+0,28%

Đậu tương

US cent/bushel

1.250,50

+3,00

+0,24%

Khô đậu tương

USD/tấn

411,60

-0,50

-0,12%

Dầu đậu tương

US cent/lb

39,66

+0,11

+0,28%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

627,50

+1,70

+0,27%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.555,00

+49,00

+1,96%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

124,30

-0,95

-0,76%

Đường thô

US cent/lb

14,53

+0,09

+0,62%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

120,70

+0,65

+0,54%

Bông

US cent/lb

74,99

+0,23

+0,31%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

766,20

+32,00

+4,36%

Cao su TOCOM

JPY/kg

160,00

-2,60

-1,60%

Ethanol CME

USD/gallon

1,45

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg