Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng giữa bối cảnh việc nước Anh thông qua vắc-xin ngừa COVID-19 đã làm tăng hy vọng về nhu cầu năng lượng phục hồi và đồn đoán ngày càng tăng về việc các nước sản xuất dầu sẽ duy trì giới hạn sản lượng vào năm 2021.
Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 83 US cent (1,75%) lên 48,25 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ tăng 73 US cent (1,64%) lên 45,28 USD/thùng.
Các nhà giao dịch đang hướng sự chú ý đến cuộc họp giữa các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), trong đó có Nga (hay còn gọi là OPEC+), sau khi cuộc họp này bị hoãn từ ngày 1/12 sang ngày 3/12 (theo giờ địa phương). Nội dung cuộc họp được cho là sẽ thảo luận về chính sách sản lượng trong năm 2021.
Năm 2020, OPEC+ đã tiến hành cắt giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng. Dự kiến thoả thuận trên sẽ được duy trì thêm từ tháng 1-3/2021 do số ca mắc COVID-19 tăng đột biến.
Đầu tuần này, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cho biết họ sẽ gặp khó khăn với việc cắt giảm sản lượng sâu vào năm 2021.
Ngày 2/12, Anh đã trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên phê duyệt vắc-xin ngừa COVID-19, đi trước Mỹ và Liên minh châu Âu một bước trong nỗ lực đưa cuộc sống trở lại bình thường và phục hồi nhu cầu dầu mỏ.
John Kilduff, đối tác thuộc Again Capital LLC tại New York, cho hay thông tin về việc Anh thông qua vắc-xin ngừa COVID-19 là điều thị trường dầu cần hơn bất cứ điều gì để vực dậy nhu cầu "vàng đen".
Theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 2/12, lượng dầu tại các kho dự trữ của nước này đã giảm khoảng 679.000 thùng trong tuần kết thúc ngày 27/11, trái ngược với báo cáo của Viện Xăng dầu Mỹ công bố hôm 30/11. EIA cho biết sản lượng dầu Mỹ đã tăng 100.000 thùng/ngày trong tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2020.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng tăng lên gần mức cao nhất trong một tuần sau khi các nghị sĩ Mỹ ngày càng tiến gần tới một gói kích thích kinh tế tiếp theo, điều làm suy yếu đồng USD và hỗ trợ giá hàng hóa trên diện rộng, bao gồm cả vàng
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.827,63 USD/ounce; giá vàng giao sau tăng 0,6% lên 1.830,20 USD/ounce.
Vàng ngày càng tăng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác khi đồng USD giảm xuống gần mức thấp nhất trong hơn hai năm rưỡi qua.
Các quan chức kinh tế hàng đầu của Mỹ thúc giục Quốc hội trợ giúp nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhỏ để đối phó với đại COVID-19, trong khi các khoản hỗ trợ kinh tế của Mỹ đã tăng lên đến 1,4 nghìn tỷ USD.
Giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures David Meger nhận định rằng các nghị sĩ Mỹ ngày càng tiến gần tới một gói kích thích kinh tế tiếp theo, điều làm suy yếu đồng USD và hỗ trợ giá hàng hóa trên diện rộng, bao gồm cả vàng và bạc.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh tại Philadelphia Patrick Harker ngày 2/12 cho biết tăng trưởng kinh tế Mỹ đang ở mức độ vừa phải khi đại dịch lây lan và trợ giúp tài chính giảm dần.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,2%, xuống 23,96 USD/ounce; bạch kim tăng 1%, lên 1.009,90 USD/ounce, trong khi palađi giảm 0,4% xuống 2.397,63 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do USD mạnh lên thúc đẩy việc bán chốt lời, nhưng đà giảm được hạn chế bởi dự đoán nhu cầu mạnh tại Trung Quốc và hy vọng về vaccine phòng chống virus corona.
Trên sàn giao dịch hàng hóa London, giá đồng hợp đồng giao sau 3 tháng giảm 0,3% xuống 7.623 USD/tấn. Giá kim loại này đã tăng gần 25% trong năm nay.
USD đang tăng khiến các kim loại định giá bằng đồng tiền này đắt hơn cho người mua bằng đồng tiền khác điều này có thể làm giảm nhu cầu và giá.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tháng 11 tăng tốc nhanh nhất trong một thập kỷ. Chỉ số PMI Caixin/Markit tăng lên 54,9 từ 53,6 điểm trong tháng 10. Điều này phản ánh thực tế là nhu cầu nhập khẩu đồng trong tháng 10 đã tăng cao kỷ lục. Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết "nhập khẩu đồng mạnh của Trung Quốc đã làm giảm bớt hàng trữ kho tại các thị trường đồng Phương Tây".
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương ở sàn giao dịch Chicago giảm xuống mức thấp nhất 2,5 tuần do dự báo mưa nhiều tại khu vực trồng trọt của Brazil. Theo đó, đậu tương CBOT giao tháng 1/2021 đóng cửa giảm 9 US cent xuống 11,53 USD/bushel, sau khi giảm xuống 11,42-1/2, mức thấp nhất kể từ ngày 13/11.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 chốt phiên tăng 0,09 US cent lên 14,6 US cent/lb, giá đã đạt mức thấp nhất 3 tuần trước đó; đường trắng kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 2,3 USD lên 401,1 USD/tấn. Các nhà máy đường Ấn Độ đã sản xuất 4,29 triệu tấn đường trong 2 tháng đầu niên vụ 2020/21 (bắt đầu từ 1/10), tăng 107% so với cùng kỳ vụ trước.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2021 đóng cửa tăng 0,65 US cent hay 0,5% lên 1,1910 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2021 giảm 24 USD hay 1,7% xuống 1.364 USD/tấn.
Xuất khẩu cà phê của Hondura trong tháng 11 giảm 55,3% so với cùng tháng năm trước do nhu cầu giảm ở các thị trường trên thế giới và ảnh hưởng của 2 cơn bão gần đây. Trong khi đó, Colombia, nhà sản xuất cà phê arabica sạch hàng đầu thế giới, hy vọng duy trì mức sản lượng và xuất khẩu cà phê hiện năm trong năm tới khi giá quốc tế tốt lên.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất hơn 1 tháng trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung thắt chặt từ các nhà sản xuất tại Đông Nam Á và nhu cầu mạnh từ Trung Quốc và các quốc gia Châu Á khác. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn giao dịch hàng hóa Osaka lúc đóng cửa tăng 8,6 JPY hay 3,5% lên 257,7 JPY (2,5 USD)/kg, cao nhất kể từ ngày 30/10; cao su trên sàn giao dịch Thượng Hải giao tháng 1/2021 tăng 365 CNY lên 15.775 CNY (2.403 USD)/tấn.
Với sản lượng giảm từ Đông Nam Á và tồn kho cao su đang giảm tại Nhật Bản và Trung Quốc, thị trường cao su có vẻ vẫn trong xu hướng tăng giá.
Giá hàng hóa thế giới sáng 3/12
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
45,08
|
-0,20
|
-0,44%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
48,05
|
-0,20
|
-0,41%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
30.840,00
|
+530,00
|
+1,75%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,76
|
-0,02
|
-0,86%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
123,93
|
-0,06
|
-0,05%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
136,33
|
-0,29
|
-0,21%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
390,50
|
0,00
|
0,00%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
46.080,00
|
+510,00
|
+1,12%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.831,10
|
+0,90
|
+0,05%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.145,00
|
+49,00
|
+0,80%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
24,02
|
-0,06
|
-0,27%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
80,80
|
+0,90
|
+1,13%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
24,02
|
-0,06
|
-0,27%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
80,80
|
+0,90
|
+1,13%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
349,20
|
+0,30
|
+0,09%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
7.673,00
|
-21,50
|
-0,28%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.055,00
|
-9,50
|
-0,46%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.747,50
|
-22,50
|
-0,81%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
18.790,00
|
-105,00
|
-0,56%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
423,50
|
-0,25
|
-0,06%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
587,75
|
-0,75
|
-0,13%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
296,75
|
+0,25
|
+0,08%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,42
|
-0,04
|
-0,28%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.155,75
|
+2,75
|
+0,24%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
386,00
|
+0,40
|
+0,10%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
36,97
|
+0,05
|
+0,14%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
579,80
|
+0,20
|
+0,03%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.638,00
|
-53,00
|
-1,97%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
119,10
|
+0,65
|
+0,55%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
14,60
|
+0,09
|
+0,62%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
125,65
|
-0,35
|
-0,28%
|
Bông
|
US cent/lb
|
71,60
|
-0,59
|
-0,82%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
649,00
|
+13,80
|
+2,17%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
168,10
|
-0,40
|
-0,24%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,34
|
-0,01
|
-0,74%
|