Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm khi các nghị sỹ Mỹ chuẩn bị thảo luận về một gói kích kích tăng trưởng kinh tế mới giữa bối cảnh giới đầu tư quan ngại về sự gia tăng số ca mắc Covid-19 mới.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent giảm 19 US cent, tương đương 0,4%, xuống còn 43,22 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 56 US cent, tương đương 1,4%, xuống còn 41,04 USD/thùng. Giá dầu Brent đang hướng tới tháng tăng thứ tư trong khi giá dầu WTI hướng tới tháng tăng thứ ba.
Các nghị sỹ đảng Cộng hòa của Mỹ ngày 27/7 đã đề xuất một gói kích thích kinh tế nhằm giảm thiểu ảnh hưởng kinh tế của dịch Covid-19, bốn ngày trước khi chương trình trợ cấp bổ sung dành cho các lao động thất nghiệp của Mỹ kết thúc. Tuy vậy, gói kích thích kinh tế này hiện không nhận được sự ủng hộ của các nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ và một số nghị sỹ của đảng Cộng hòa. Các cuộc thảo luận trên càng kéo dài thì càng ảnh hưởng tới niềm tin của giới đầu tư trên thị trường dầu.
Niềm tin tiêu dùng ở Mỹ đã giảm trong tháng 7/2020 khi số ca mắc Covid -19 mới gia tăng ở nước này. Tính đến 6 giờ sáng 29/7 (giờ Việt Nam), số ca mắc Covid -19 tại Mỹ đã lên tới hơn 4,3 triệu người, trong đó có hơn 149.000 ca tử vong do dịch bệnh này. Cùng lúc đó, thế giới ghi nhận hơn 16,57 triệu ca mắc Covid -19 và hơn 657.000 ca tử vong.
Giới đầu tư hiện đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), diễn ra trong hai ngày 28-29/7. Theo dự định, Fed sẽ nhắc lại thông báo về việc tiếp tục duy trì lãi suất ở mức gần 0% trong thời gian tới.
Trong khi đó, theo số liệu do Viện Dầu mỏ Mỹ công bố ngày 28/7, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 24/7 đã giảm 6,8 triệu thùng xuống còn 531 triệu thùng. Theo kế hoạch, Chính phủ Mỹ sẽ công bố số liệu chính thức về lượng dầu thô dự trữ của nước này trong ngày 29/7.
Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang giảm tốc độ xử lý dầu thô và đóng cửa các nhà máy để bảo dưỡng do nhu cầu nhiên liệu trong nước giảm và lợi nhuận lọc dầu toàn cầu suy yếu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục tăng bởi dự báo FED sẽ đưa ra thêm các biện pháp kích thích tiền tệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.947,19 USD/ounce, vàng giao tháng 8/2020 tăng 0,7% lên đóng phiên ở mức 1.944,6 USD/ounce. Trong phiên này, giá vàng có lúc tăng lên mức kỷ lục mới là 1.980,57 USD/ounce, song đã giảm 3,7% khi các nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động chốt lời và đồng USD mạnh lên.
Chỉ số đồng USD ngày 28/7 đã phục hồi từ mức thấp nhất trong hai năm, song dự báo sẽ yếu trở lạ giữa bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Mỹ.
Ông Michael Matousek thuộc U.S. Global Investors nhận định, về cơ bản không có sự thay đổi nào cả, và không có lý do gì để các nhà đầu tư không sở hữu vàng trong bối cảnh thâm hụt ngân sách và lãi suất thấp.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs trong một lưu ý gần đây nhận định rằng giá vàng có thể tăng lên mức 2.300 USD/ounce trong vòng 12 tháng tới. Theo nhận định của ngân hàng này, những lo ngại về tính bền vững của đồng bạc xanh với vai trò là đồng tiền dự trữ đã bắt đầu nổi lên.
Về các kim loại quý khác, giá bạc giảm 2,2% xuống 24,07% sau khi tăng 6,4% lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2013 là 26,19 USD/ounce; giá bạch kim để mất 0,2% xuống 943,8 USD/ounce, trong khi giá palađi giảm 1,2% xuống 2.283,27 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng do lượng đồng lưu kho trên sàn giao dịch kim loại London giảm và số liệu công nghiệp tích cực cho thấy các chương trình kích thích của chính phủ đang mang lại kết quả là nhu cầu phục hồi.
Đồng trên sàn giao dịch LME tăng 0,8% lên 6.473,5 USD/tấn, gần mức cao nhất 2 năm tại 6.633 USD đã đạt được trong ngày 13/7.
Nhà phân tích Nitesh Shah của WisdomTree cho biết, giá đồng hiện đã cao hơn so với trước đại dịch Covid-19, và dự báo sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu phục hồi và do các biện pháp an toàn chống lại virus corona khiến sản xuất bị hạn chế. Tuy nhiên, số ca nhiễm virus tăng vọt tại nhiều nơi trên thế giới gây lo ngại không biết tăng trưởng nhu cầu có mạnh như dự kiến hay không.
Lượng đồng lưu kho trên sàn giao dịch LME giảm xuống 44.850 tấn, từ mức khoảng 250.000 tấn cách đây 2 tháng.
Dự kiến xuất khẩu tại Đức tăng trong tháng 7, các đơn hàng mới đối với thiết bị sản xuất từ Mỹ tăng trong tháng trước và lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc tăng trong tháng 6.
Giá thép của Trung Quốc giảm trong phiên qua. Thép cuộn cán nóng đã giảm 3 phiên liên tiếp, trong khi thép thanh giảm 4 phiên liên tiếp, do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang làm tổn thương tới tâm lý thị trường và thúc đẩy lo lắng về xuất khẩu thép.
Kết thúc phiên giao dịch, thép thanh vằn kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 0,8% xuống 3.724 CNY (531,28 USD)/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 0,5% xuống 3.749 CNY/tấn. Giá thép không gỉ tại thị trường Thượng Hải giảm 0,04% xuống 13.785 CNY/tấn.
Nhu cầu tại Trung Quốc với các sản phẩm thép có thể phục hồi đặc biệt khi thị trường dự kiến có thêm nhiều kích thích kinh tế khi tình trạng tổng thể không tốt.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 0,1% xuống 820 CNY/tấn. Trong phiên 27/7, giá quặng sắt hàm lượng 62% sắt xuất sang Trung Quốc giảm xuống 109,5 USD/tấn, từ mức 111,5 USD/tấn trong phiên trước đó.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ xuống thấp nhất một tháng, trong khi đậu tương cũng giảm do tình trạng mùa màng của Mỹ đang cải thiện và triển vọng thời tiết thuận lợi đã hỗ trợ dự đoán cho một vụ thu hoạch lớn vào mùa thu này.
Giá ngô trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm 4-1/2 US cent xuống 3,3 USD/bushel sau khi giảm xuống 3,29 USD, mức thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 29/6; đậu tương kỳ hạn tháng 11 chốt phiên giảm 12-1/4 US cent xuống 8,87-1/2 USD/bushel và lúa mì kỳ hạn tháng 9 giảm 4-1/4 US cent xuống 5,23-1/2 USD/bushel.
Giá ngô và đậu tương bị áp lực bán ra tích cực sau báo cáo hàng tuần của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Theo USDA, 72% cây ngô và đậu tương của Mỹ trong tình trạng phát triển rất tốt. Tuy nhiên, nhu cầu tiếp tục mạnh đối với xuất khẩu của Mỹ đã hạn chế đà giảm.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 lúc đóng cửa giảm 0,11 US cent hay 0,9% xuống 12,01 US cent/lb, sau khi có lúc đạt kỷ lục cao 12,27 US cent, mức cao nhất đối với hợp đồng này kể từ ngày 8/7. Đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 2,30 USD hay 0,6% xuống 362,9 USD/tấn.
Các đại lý cho biết nhu cầu từ Trung Quốc mấy tuần qua tương đối mạnh và khả năng mua vào từ Pakistan cũng góp phần tạo ra tâm lý lạc quan. Hạn hán tại Thái Lan cũng là một yếu tố hỗ trợ giá.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 chốt phiên giảm 0,75 US cent hay 0,7% xuống 1,0965 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 đóng cửa giảm 10 USD hay 0,7% xuống 1.336 USD/tấn.
Nhà phân tích kỹ thuật của ngân hàng Commerzbank cho biết biểu đồ giá cho thấy xu hướng sẽ còn tăng hơn nữa.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng gần 2% trong phiên vừa qua, do các thị trường tài chính tăng sau khi Thượng viện Mỹ đề xuất một chương trình viện trợ khổng lồ để chống lại ảnh hưởng từ sự bùng phát của virus corona tới nền kinh tế.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn TOCOM lúc đóng cửa tăng 2,7 JPY hay 1,7% lên 160,9 JPY/kg; cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải tăng 0,3% lên 10.690 CNY/tấn.
Các nhà đầu tư cũng lạc quan rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục triển vọng chính sách siêu dễ dàng trong tuần này, hỗ trợ thị trường chứng khoán và hàng hóa.
Giá hàng hóa thế giới sáng 29/7/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

41,01

-0,03

-0,07%

Dầu Brent

USD/thùng

43,25

+0,03

+0,07%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.950,00

-420,00

-1,43%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,79

-0,01

-0,44%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

125,80

-0,76

-0,60%

Dầu đốt

US cent/gallon

123,96

-0,25

-0,20%

Dầu khí

USD/tấn

371,25

+0,25

+0,07%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

44.650,00

-30,00

-0,07%

Vàng New York

USD/ounce

1.970,70

+6,80

+0,35%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.628,00

+38,00

+0,58%

Bạc New York

USD/ounce

24,48

+0,18

+0,74%

Bạc TOCOM

JPY/g

82,80

-0,80

-0,96%

Bạch kim

USD/ounce

946,10

-8,83

-0,92%

Palađi

USD/ounce

2.274,34

-11,86

-0,52%

Đồng New York

US cent/lb

290,30

-1,45

-0,50%

Đồng LME

USD/tấn

6.477,00

+56,50

+0,88%

Nhôm LME

USD/tấn

1.724,00

+16,00

+0,94%

Kẽm LME

USD/tấn

2.246,50

+9,50

+0,42%

Thiếc LME

USD/tấn

17.993,00

-42,00

-0,23%

Ngô

US cent/bushel

330,25

+0,25

+0,08%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

524,75

+1,25

+0,24%

Lúa mạch

US cent/bushel

272,00

-2,00

-0,73%

Gạo thô

USD/cwt

11,40

-0,02

-0,22%

Đậu tương

US cent/bushel

886,50

-1,00

-0,11%

Khô đậu tương

USD/tấn

297,70

+0,20

+0,07%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,82

-0,10

-0,33%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

487,00

-0,60

-0,12%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.291,00

+5,00

+0,22%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

109,65

-0,75

-0,68%

Đường thô

US cent/lb

12,01

-0,11

-0,91%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

120,00

-1,70

-1,40%

Bông

US cent/lb

61,21

+0,10

+0,16%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

566,90

-1,00

-0,18%

Cao su TOCOM

JPY/kg

160,30

-0,20

-0,12%

Ethanol CME

USD/gallon

1,19

+0,04

+3,48%

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg