Kinh tế thế giới tiếp tục đón những dữ liệu kinh tế lạc quan, bất chấp dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng.
Chỉ số PMI sản xuất của Mỹ trong tháng 7 tăng nhanh nhất 1,5 năm qua do số đơn đặt hàng tăng. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows trong hôm nay để tiếp tục đàm phán về gói kích thích kinh tế mới. Các cuộc đàm phán giữa các nghị sỹ đảng Cộng hoà và Dân chủ về gói kích thích kinh tế mới đã bắt đầu đi đúng hướng, dù cho hai bên vẫn còn sự khác biệt.
Tại Liên minh Châu Âu, hoạt động sản xuất tăng nhẹ trong tháng 6, lần tăng đầu tiên kể từ đầu năm 2019, trong khi tốc độ giảm ở các nền kinh tế Châu Á đã chậm lại.
Doanh số bán lẻ của Australia trong tháng 6 tăng 2,7% so với tháng trước đó, cao hơn mức tăng kỳ vọng của giới chuyên gia là 2,4%. Giới đầu tư dự báo ngân hàng trung ương Australia sẽ tung gói kích thích kinh tế mới trong bối cảnh Australia đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 2, buộc bang Victoria phải tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu Brent Biển Bắc khép phiên ngày 4/8 ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2020, mặc dù Viện Dầu khí Mỹ thứ 3 tuần tới mới công bố báo cáo định kỳ. Các nhà kinh doanh dầu dự báo nội dung của báo cáo sẽ cho thấy lượng tồn trữ dầu thô Mỹ tuần qua sụt giảm.
Kết thúc phiên, dầu Brent tăng 28 US cent (2,6%) lên 44,43 USD/thùng, cao nhất kể từ 6/3; dầu Tây Texax Mỹ (WTI) tăng 69 US cent (1,7%) lên 41,7 USD, cao nhất kể từ 21/7. Trong phiên này, có thời điểm cả 2 loại dầu đều được giao dịch ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2020. Lý do giá tăng bởi nhà đầu tư hy vọng rằng Mỹ sắp đạt được tiến triển trong đàm phán về gói kích thích kinh tế mới, cũng như khả năng kiềm chế sự lây lan của Covid-19.
Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường thuộc OANDA tại New York, cho hay dầu lên giá nhờ hy vọng về chương trình kích thích kinh tế và sau một loạt số liệu khác cho thấy sự phục hồi của hoạt động chế tạo vẫn tiếp diễn trong tháng Sáu, viện dẫn số liệu chế tạo tốt hơn mong đợi tại châu Á, châu Âu và Mỹ.
Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, các ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 mới ở nước này lần đầu tiên kể từ đầu tháng 7 đã giảm xuống dưới 50.000 người, đem lại hy vọng dịch bệnh sắp được khống chế.
Tuy nhiên, các nhà kinh doanh cho biết thị trường dầu tiếp tục chịu áp lực bởi lo ngại về làn sóng lây nhiễm Covid-19 ở những nơi khác trên thế giới – cản trở đà hồi phục nhu cầu, trong bối cảnh các nhà sản xuất dầu chủ chốt gia tăng sản lượng.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh, được gọi là OPEC +, trong tháng này sẽ tăng sản lượng dầu thêm khoảng 1,5 triệu thùng mỗi ngày. Các nhà sản xuất Hoa Kỳ cũng có kế hoạch khởi động lại những cơ sở sản xuất thời gian qua ngừng hoạt động.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng lần đầu tiên vượt mốc 2.000 USD/ounce do tâm lý các nhà đầu tư quan ngại về liệu chính phủ Mỹ có thông qua gói hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này hay không. Hiện các nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung liên quan đến gói hỗ trợ mới, bất chấp đã đàm phán trong nhiều ngày qua.
Giá vàng giao ngay cuối phiên tăng mạnh 2% lên 2.017,39 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12/2020 có thời điểm đạt 2.034,4 USD/ounce, trước khi chốt phiên ở mức 2.021 USD, cao hơn 1,7% so với lúc đóng cửa phiên trước đó. Từ đầu năm đến nay giá đã tăng 33%. Nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, Edward Moya, dự báo giá sẽ đạt 2.300 USD/ounce vào cuối năm nay.
Đồng USD rớt xuống mức thấp nhất 2 năm trong phiên vừa qua càng thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng để giữ an toàn cho nguồn vốn của mình.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Suki Cooper của Standard Chartered nhận định, giá tăng nhanh như vừa qua làm gia tăng khả năng sắp xảy ra một đợt điều chỉnh tạm thời, mặc dù xu hướng sau đó vẫn là giá tiếp tục tăng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn “đặc biệt thuận lợi”.
Các kim loại quý khác cũng tăng theo giá vàng. Cụ thể, bạc tăng mạnh 7,3% lên mức cao nhất 1 tuần là 26 USD/ounce, bạch kim tăng 2,2% lên 936,71 USD/ounce và palađi tăng 2,2% lên 2.129.17 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2020 khi dữ liệu cho thấy sản xuất ở các nhà máy đang hồi phục mạnh, thị trường ô tô hồi sinh và nhu cầu từ Trung Quốc tăng trong khi lo ngại nguồn cung mặt hàng nhôm bị thắt chặt.
Hợp đồng nhôm giao sau 3 tháng trên sàn London – tham chiếu cho toàn cầu – đã tăng 1% lên 1.769 USD/tấn vào lúc đóng cửa, sau khi có thời điểm trong cùng phiên tăng tới 2,2%. Kim loại được sử dụng phổ biến trong ngành bao bì này đã tăng giá hơn 2% kể từ khi chạm mức thấp hồi tháng 4/2020 – khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên toàn cầu.
Ngành ô tô trên thế giới đang hồi phục. Dữ liệu từ Mỹ, Canada, Brazil, Đức và Trung Quốc cho thấy hoạt động sản xuất và nhu cầu ô tô đang tăng nhanh chóng trở lại. Trong khi đó tại Trung Quốc, giá nhôm nội địa cao thôi thúc các nhà kinh doanh nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn nhôm từ nước ngoài để dự trữ.
Nhập khẩu nhôm vào Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong năm nay. Lượng nhôm lưu kho trên sàn Thượng Hải hiện chỉ còn 221.819 tấn, giảm so với hơn 500.000 tấn hồi tháng 4.
Các nhà phân tích của Citi dự báo giá nhôm sẽ tăng lên khoảng 1.700 USD/tấn trong quý 4/2020, 1.900 USD/tấn vào đầu năm 2021 và 2.000 USD/tấn vào năm 2022 do “giá alumina và năng lượng tăng và đồng USD yếu đi”. Tuy nhiên, nhà phân tích Carius Menke của Julius Baer cho biết, giá nhôm không thể tăng trên 1.900 USD/tấn vì đầu ra của các sản phẩm nhôm vẫn còn gặp khó khăn.
Về những kim loại cơ bản khác, giá đồng trên sàn LME giảm 0,5% xuống 6.455 USD/tấn, kẽm tăng 0,1% lên 2.326 USD/tấn, nickel tăng 1,3% lên 14.120 USD/tấn, chì tăng 0,8% xuống 1.884,50 USD/tấn và thiếc giảm 1,2% xuống 17.800 USD/tấn.
Giá quặng sắt tăng trong phiên vừa qua do thị trường lạc quan về sự hồi phục kinh tế của Trung Quốc, trong khi lo ngại về khả năng của Brazil trong việc tăng sản lượng mặt hàng này.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên tăng 3,3% lên 890 CNY (127,45 USD)/tấn, tiếp tục xu hướng tích cực kể từ đầu tháng 8. Trên sàn Singapore, hợp đồng kỳ hạn tháng 9 – hợp đồng tham chiếu – tăng 0,9% lên 111,5 USD/tấn. Quặng sắt 62% nhập khẩu vào Trung Quốc (hàng physcical) giá đạt 891 CNY/tấn trong ngày 3/8, cao nhất trong vòng 1 năm.
Một số nhà máy thép của Trung Quốc đã hoạt động trở lại sau thời gian gián đoạn hồi tháng trước do lũ lụt, và điều này thúc đẩy nhu cầu quặng sắt. Các kho dự trữ quặng sắt của Trung Quốc tới ngày 31/7 đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 4, theo số liệu của SteelHome.
Trong khi đó, số ca lây nhiễm Covid-19 ở Brazil vẫn gia tăng, khiến giới kinh doanh nghi ngờ liệu nước này có thể tăng sản lượng quặng sắt trong nửa cuối năm 2020 hay không.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê trên cả 2 sàn London và New York đều tăng trong phiên vừa qua do lo ngại nguồn cung arabica sẽ trở nên khan hiếm và Covid-19 lây lan trở lại ở Việt Nam có thể ảnh hưởng tới sản lượng robusta.
Kết thúc phiên, arabica kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 3,15 US cent (2,7%) lên 1,2105 USD/lb, mức cao nhất kể từ 15/4; robusta giao cùng kỳ hạn tăng 53 USD (3,9%) lên 1.404 USD/tấn, gần chạm mức cao nhất 7,5 tháng.
Xuất khẩu cà phê Honduras – chiếm ¼ lượng cà phê lưu kho trên sàn ICE – giảm 55% từ đầu năm tới hết tháng 7 do sản lượng giảm. Commerzbank cho biết, lượng cà phê lưu kho giảm đẩy giá arabica tăng lên. Cà phê lưu kho trên sàn ICE hiện chỉ 1.588 triệu bao (1 bao = 60 kg), thấp nhất kể từ tháng 8/2017.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,06 US cent (0,5%) lên 12,78 US cent/lb, cao nhất kể từ 10/3 do đồng USD yếu đi thúc đẩy các quỹ đầu cơ mua mạnh các mặt hàng, trong đó có đường. Đây là phiên thứ 4 liên tiếp giá đường thô đi lên.
Tuy nhiên, mưa nhiều ở Thái Lan trong tuần này có thể làm giảm lo ngại về nguy cơ giảm sản lượng đường. Đó là lý do khiến giá đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 0,6 USD (0,2%) xuống 374,6 USD/tấn.
Gía cao su trên thị trường Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất 5 tháng trong phiên vừa qua do số liệu sản xuất tích cực của các nền kinh tế lớn át đi lo ngại về tình hình lây nhiễm Covid-19 trên khắp thế giới.
Cao su kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Osaka tăng 1,5 JPY (0,9%) lên 168,5 JPY/kg, cao nhất kể từ 5/3. Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng giao tháng 9 giảm 5 CNY xuống 10.825 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 5/8/2020
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
41,54
|
-0,16
|
-0,38%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
44,43
|
+0,28
|
+0,63%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
29.760,00
|
+280,00
|
+0,95%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,18
|
-0,01
|
-0,50%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
121,16
|
-0,27
|
-0,22%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
125,34
|
-0,50
|
-0,40%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
370,75
|
+0,75
|
+0,20%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
44.480,00
|
-120,00
|
-0,27%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
2.037,50
|
+16,50
|
+0,82%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.851,00
|
+111,00
|
+1,65%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
26,19
|
+0,16
|
+0,62%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
86,90
|
+4,10
|
+4,95%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
939,44
|
+1,04
|
+0,11%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.153,30
|
+11,79
|
+0,55%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
290,35
|
+0,90
|
+0,31%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.490,00
|
+77,00
|
+1,20%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.752,00
|
+38,50
|
+2,25%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.324,00
|
+5,50
|
+0,24%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
18.013,00
|
+116,00
|
+0,65%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
320,25
|
-8,25
|
-2,51%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
508,25
|
-12,75
|
-2,45%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
269,00
|
-3,75
|
-1,37%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,57
|
-0,02
|
-0,17%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
881,75
|
-14,50
|
-1,62%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
291,40
|
-4,30
|
-1,45%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,05
|
-0,27
|
-0,86%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
490,80
|
-0,70
|
-0,14%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.449,00
|
-20,00
|
-0,81%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
123,45
|
+2,95
|
+2,45%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,78
|
+0,06
|
+0,47%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
118,70
|
-4,20
|
-3,42%
|
Bông
|
US cent/lb
|
64,01
|
+0,14
|
+0,22%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
610,90
|
+14,70
|
+2,47%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
168,20
|
+1,00
|
+0,60%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,09
|
-0,02
|
-1,80%
|