Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng hơn 3% do lo ngại nguồn cung sẽ bị gián đoạn khi bão Delta tiến đến gần Vịnh Mexico.
Kết thúc phiên này, dầu Brent trên sàn London tăng 1,36 USD (3,29%) lên 42,65 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,45 USD (3,7%) lên 40,67 USD/thùng.
Các công ty năng lư Mỹ đã buộc phải cho đóng cửa các giàn khai thác dầu ngoài khơi khi cơn bão Delta đang hướng đến Vịnh Mexico. Đây sẽ là cơn bão thứ 10 đổ bộ vào Mỹ trong năm nay, dự kiến đổ bộ vào ngày 8/10.
Royal Dutch Shell Plc đang sơ tán bớt công nhân khỏi 9 cơ sở hoạt động ngoài khơi Vịnh Mexico và chuẩn bị đóng cửa sản xuất, trong khi Equinor ASA và BHP Group Ltd cũng tạm ngừng hoạt động sản xuất và sơ tán công nhân.
Ngoài ra, cuộc đình công của công nhân dầu mỏ ở Na Uy cũng góp phần hỗ trợ giá dầu phiên vừa qua. Theo thống kê, sản lượng xăng dầu của Na Uy đã giảm 8% do cuộc đình công của công nhân dầu mỏ.
Tuy nhiên, trên bảng điện tử sau khi phiên giao dịch đóng cửa, giá dầu giảm xuống 42,19 USD, còn WTI xuống 40,13 USD/thùng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tạm dừng đàm phán về gói kích thích kinh tế bổ sung cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3/11. Các cuộc thảo luận chính thức giữa Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi với lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin và Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows nhằm tìm kiếm đồng thuận về một gói cứu trợ đã bắt đầu từ hôm 7/8 nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất đồng.
Quyết định của ông Trump làm tan hy vọng về gói kích thích kinh tế mới ở thời điểm hiện tại, từ đó thúc đẩy hoạt động bán ra trên thị trường dầu mỏ.
Trong khi đó, Viện Xăng Dầu Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này tăng 951.000 thùng trong tuần trước, cao hơn nhiều so với dự kiến tăng 294.000 thùng của các nhà phân tích trong cuộc khảo sát do hãng Reuters tiến hành trước đó.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng quay đầu giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đình chỉ các cuộc đàm phán về gói kích thích mới cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020.
Cuối phiên, vàng giao ngay giảm 1,4% xuống 1.886,01 USD/ounce, vàng kỳ hạn 0,6% xuống khép phiên ở mức 1.908,80 USD/ounce vào lúc đóng cửa giao dịch, sau đó giảm tiếp 1,6% xuống 1.890,20 USD/ounce trong giai đoạn giao dịch ngoài giờ.
Nhà phân tích Suki Cooper của ngân hàng Standard Chartered cho biết giá vàng phiên này đã chịu áp lực khi Tổng thống Trump tạm dừng các cuộc đàm phán về gói kích thích tài khóa. Cùng với đó, đồng USD mạnh lên và "đè nặng" lên giá kim loại quý này..
Ông Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa thuộc công ty môi giới đầu tư TD Securities, cho biết lý do thị trường hy vọng vào một thỏa thuận cứu trợ là vì vàng đã chuyển từ một tài sản trú ẩn an toàn thành một tài sản phòng ngừa lạm phát. Trong khi đó, ông Tai Wong, người đứng đầu bộ phận giao dịch phái sinh kim loại quý và kim loại cơ bản tại ngân hàng BMO cho biết giá vàng có thể dao động quanh ngưỡng 1.880 USD/ounce hoặc sẽ lại giảm xuống 1.850 USD/ounce.
Cũng trong ngày 6/10, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã cảnh báo giai đoạn phục hồi kinh tế của Mỹ vẫn chưa kết thúc. Ông nhấn mạnh nền kinh tế này vẫn có thể rơi vào vòng xoáy suy thoái nếu dịch COVID-19 không được kiểm soát hiệu quả và đà tăng trưởng được duy trì.
Về các kim loại quý khác, giá bạc phiên này giảm 4% xuống 23,37 USD/ounce, bạch kim giảm 4,6% xuống 856,15 USD/ounce trong khi palađi giảm 0,9% xuống 2.341,77 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm trong phiên vừa qua do giới đầu tư lo ngại về tác động của Covid-19 đối với kinh tế khi số ca nhiễm trên thế giới không ngừng tăng, và quyết định của ông Trump tạm dừng đàm phán về gói kích thích.
Kết thúc phiên giao dịch, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London (LME) giảm 0,1% xuống 6,520 USD/tấn. Phân tích kỹ thuật cho thấy, nếu giá giảm xuống dưới 6.450 USD/tấn thì thị trường bắt đầu lo ngại và có thể dẫn tới tình trạng bán tháo.
Nhìn chung, kim loại cũng như các thị trường tài chính đều đang trong tình trạng bất ổn sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Jerome Powell, cảnh báo rằng kinh tế của Mỹ vẫn chưa hồi phục, và có nguy cơ yếu đi nữa.
Mặc dù vậy, đà giảm được hạn chế bởi có khả năng nguồn cung từ Chile – nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới – bị gián đoạn do công nhân đình công.
Về các kim loại cơ bản khác, giá nhôm giảm 0,5% xuống 1.767 USD/tấn, kẽm tăng 1,1% lên 2.352 USD/tấn, chì tăng 1,3% lên 1.780 USD/tấn, nickel giảm 1,1% xuống 14.490 USD/tấn và thiếc tăng 0,4% lên 18.150 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì và đậu tương Mỹ phiên vừa qua tăng lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm bởi lo ngại thời tiết khô hạn ở những khu vực sản xuất chính. Trong khi đó, giá ngô cũng đạt mức cao nhất 8,5 tháng vì tốc độ thu hoạch vụ ngô ở Mỹ chậm.
Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn Chicago, lúa mì đỏ mềm vụ Đông trên sàn New Yor tăng 8-1/2 US cent lên 5,92-3/4 USD/bushel, sau khi có thời điểm đạt 6,01-3/4 USD/bushel, cao nhất kể từ 30/6/2015; đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 22-1/2 US cent lên 10,44 USD/bushel, sau khi có thời điểm đạt 10,53-3/4 USD/bushel, cao nhất kể từ 3/5/2018; ngô kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 5-1/2 US cent lên 3,85 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 24/1/2020.
Thời tiết ở Nam Mỹ khô hạn, nhất là ở Brazil, có thể ảnh hưởng xấu đến sản lượng của khu vực này, chuyển hướng nhu cầu sang đậu tương Mỹ - vốn đã mạnh trong thời gian gần đây. Khô hạn cũng ảnh hưởng tới việc gieo trồng vụ mới.
Giá đường thô tăng lên mức cao nhất 7 tháng do lo ngại về thời tiết khô hạn ở Brazil – điều có thể làm giảm mức dự báo về lượng dư cung của niên vụ 2020/21. Giá dầu tăng cũng góp phần đẩy giá đường đi lên.
Kết thúc phiên, đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 0,27 US cent (2%) lên 13,88 US cent/lb, cao nhất kể từ 2/3/2020; đường trắng kỳ hạn tháng 12 cũng tăng 5,70 USD, tương đương 1,5%, lên 378,90 USD/tấn.
Thời tiết khô hạn ở Brazil có thể làm giảm sản lượng đường trong giai đoạn cuối của niên vụ hiện tại, đồng thời ảnh hưởng đến cả sản lượng trong niên vụ 2021. Điều này xảy ra giữa bối cảnh Thái Lan, Nga và Liên minh châu Âu cũng gặp những vấn đề về thời tiết có thể dẫn tới giảm lượng dư cung đường toàn cầu trong niên vụ 2020/21.
Thời tiết xấu ở Brazil cũng khiến giá cà phê arabica đi lên, theo đó arabica kỳ hạn tháng 12 tăng 0,45 US cent (0,4%) lên 1,0765 USD/lb. Tuy nhiên, giá robusta giảm, theo đó, hợp đồng kỳ hạn tháng 11 mất 13 USD (1,0%) xuống 1.255 USD/tấn. Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ hoa cà phê đậu quả ở Brazil chỉ đạt 40%.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất 1 tuần sau do ông Trump xuất viện tạo tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư.
Kết thúc phiên này, cao su kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn Osaka tăng 2,6 JPY (1,4%) lên 189,6 JPY (1,8 USD)/kg, sau khi có thời điểm đạt 190,0 JPY, cao nhất kể từ 29/9.
Nhà đầu tư có tâm lý hướng tới những tài sản rủi ro cao, khiến cho chỉ số chứng khoán Nikkei tăng lên mức cao nhất 1 tuần. Thị trường Trung Quốc vẫn đóng cửa nghỉ lễ, khiến cho các thị trường hàng hóa thiếu vắng những thông tin tác động từ nước sản xuất/tiêu thụ/nhập khẩu hàng đầu thế giới đối với nhiều nguyên liệu này.
Trên sàn Singapore, giá cao su kỳ hạn tháng 11 cũng tăng 0,5% lên 138,4 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới sáng 7/10

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

39,84

-0,83

-2,04%

Dầu Brent

USD/thùng

42,65

+1,36

+3,29%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.740,00

+290,00

+1,02%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,52

0,00

-0,08%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

121,39

-2,12

-1,72%

Dầu đốt

US cent/gallon

117,06

-1,80

-1,51%

Dầu khí

USD/tấn

341,75

+12,75

+3,88%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

43.330,00

+520,00

+1,21%

Vàng New York

USD/ounce

1.880,30

-28,50

-1,49%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.417,00

-78,00

-1,20%

Bạc New York

USD/ounce

23,27

-0,66

-2,74%

Bạc TOCOM

JPY/g

79,40

-3,00

-3,64%

Bạch kim

USD/ounce

855,40

-0,35

-0,04%

Palađi

USD/ounce

2.346,18

+1,22

+0,05%

Đồng New York

US cent/lb

293,20

-3,15

-1,06%

Đồng LME

USD/tấn

6.528,50

-24,50

-0,37%

Nhôm LME

USD/tấn

1.776,00

+8,00

+0,45%

Kẽm LME

USD/tấn

2.326,50

-0,50

-0,02%

Thiếc LME

USD/tấn

18.070,00

+255,00

+1,43%

Ngô

US cent/bushel

385,00

+5,50

+1,45%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

592,75

+8,50

+1,45%

Lúa mạch

US cent/bushel

290,75

+3,00

+1,04%

Gạo thô

USD/cwt

12,63

-0,07

-0,55%

Đậu tương

US cent/bushel

1.044,00

+22,50

+2,20%

Khô đậu tương

USD/tấn

355,50

+9,50

+2,75%

Dầu đậu tương

US cent/lb

33,09

+0,53

+1,63%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

525,40

+5,00

+0,96%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.437,00

-22,00

-0,89%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

107,65

+0,45

+0,42%

Đường thô

US cent/lb

13,88

+0,27

+1,98%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

114,05

+0,30

+0,26%

Bông

US cent/lb

66,86

+0,83

+1,26%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

583,10

-19,00

-3,16%

Cao su TOCOM

JPY/kg

139,30

+1,40

+1,02%

Ethanol CME

USD/gallon

1,38

+0,02

+1,54%

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg