Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do lo ngại về triển vọng nhu cầu khi số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ tiếp tục tăng nhanh.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 92 US cent (1,4%), xuống 64,71 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc cũng mất 87 US cent (1,3%), xuống 68,09 USD/thùng.
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group -trụ sở ở Chicago- cho biết, việc Saudi Arabia giảm giá bán dầu thô là một lời nhắc nhở rõ ràng rằng vẫn còn tồn tại nguy cơ đại dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.
Phiên trước đó, giá của cả hai loại dầu chủ chốt này đều đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng Ba trước khi mất đà và đóng cửa ở mức giảm nhẹ sau hai ngày đi lên liên tiếp.
Ngày 6/5, Ấn Độ công bố số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 mỗi ngày đều tăng lên mức cao kỷ lục mới, và virus đã lây lan từ thành phố đến làng mạc trên khắp quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nước này hy vọng đợt virus lần thứ 2 này sắp lên đến đỉnh điểm. Dịch bệnh ở Ấn Độ gây lo ngại nhu cầu dầu thế giới sẽ hồi phục chậm lại.
Ngân hàng Commerzbank cho biết, những con số kỷ lục về các ca nhiễm mới ở Ấn Độ đang làm dấy lên lo ngại rằng nhu cầu dầu mỏ có thể phục hồi chậm hơn dự kiến. Tuy nhiên, việc nới lỏng các hạn chế ở châu Âu và tồn kho dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự báo đã phần nào hỗ trợ giá dầu.
Các nhà phân tích của Citi bank cho biết, việc triển khai các chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 tiếp tục diễn ra và nhu cầu đi lại vào mùa Hè bị dồn nén sẽ khiến nhu cầu về nhiên liệu tăng mạnh và thúc đẩy thị trường phục hồi.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm nhiều hơn dự kiến trong tuần trước khi sản lượng lọc dầu tăng và xuất khẩu được đẩy mạnh. Cụ thể, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 30/4, so với mức dự đoán được đưa ra trong cuộc thăm dò của Reuters là giảm 2,3 triệu thùng./.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng hơn 1% khi đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ giảm.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 1,6% lên 1.814,5 USD/ounce; trong phiên có lúc giá đạt 1.817,9 USD, cao nhất kể từ ngày 16/2. Giá vàng kỳ hạn tháng 6/2021 tăng trên 1,8% đạt 1.815,7 USD/ounce.
USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng Mỹ kỳ hạn tăng 1,8% và khép phiên ở mức 1.815,7 USD/ounce.
Phiên này, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ đi xuống, trong khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt cũng giảm 0,4%, qua đó khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác..
Trong bối cảnh Chính phủ Mỹ lần lượt đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế, vàng được xem là một biện pháp phòng trừ rủi ro trước nguy cơ lạm phát gia tăng. Chuyên gia Edward Meir của công ty ED&F Man Capital Markets nhận định vàng đang bắt đầu phản ứng trước áp lực lạm phát đang ngày một gia tăng, và giá kim loại quý này có thể vượt 1.850 USD/ounce trong tháng tới.
Giá vàng tăng trong phiên này bất chấp số liệu cho thấy số đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước đã giảm xuống mức thấp nhất trong 13 tháng qua. Thị trường đang tiếp tục đón đợi báo cáo việc làm tháng Tư của Mỹ, trong đó số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ được dự đoán đã tăng 978.000 việc làm trong tháng trước.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên vừa qua tăng 3,2% lên 27,34 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 2,1% và được giao dịch ở mức 1.250,74 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm đã tăng lên mức cao kỷ lục kể từ 2018, là 2.500 USD/tấn, do những dữ liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc và căng thẳng gia tăng giữa nhà sản xuất nhôm hàng đầu thế giới này với nhà cung cấp nguyên liệu chính của họ là Australia.
Theo đó, giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 2,1% lên 2.494,5 USD/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá nhôm hợp đồng tham chiếu cũng tăng 2,7% lên 19/385 CNY/tấn vào lúc đóng cửa, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ tháng 1/2010.
Các kim loại khác cũng đồng loạt tăng. Theo đó, giá đồng tăng 1,4% lên 10.085,5 USD/tấn, trong khi kẽm tăng 0,3% lên 2.940 USD/tấn, nickel vững ở 17.900 USD/tấn và chì tăng 1,7% lên 2.212 USD/tấn.
Giá thép Trung Quốc tiếp nối đà tăng của tháng 4 để đạt mức cao kỷ lục mới ngay trong ngày giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động kéo dài 5 ngày.
Tất cả các yếu tố lúc này đều đẩy giá thép tăng. Đó là nhu cầu tăng cao và giá các nguyên liệu sản xuất thép đều tăng, trong đó có quặng sắt.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép thanh vằn lúc kết thúc phiên giao dịch 6/5 tăng 4,7% lên kỷ lục cao mới là 5.672 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 4% và cũng đạt kỷ lục 5.957 CNY/tấn; trong khi thép không gỉ tăng 4,3% so với phiên giao dịch liền trước (30/4).
Giá quặng sắt phiên này cũng tăng sau khi Trung Quốc đình chỉ “vô thời hạn” mọi hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế chiến lược Trung Quốc – Australia, trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra trở nên xấu đi. Australia là nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất thế giới và đáp ứng khoảng 2/3 tổng nhu cầu nguyên liệu thô nhập khẩu vào Trung Quốc.
Quặng sắt trên sàn Đại Liên phiên này tăng 6,8% lên 1.184 CNY (182,77 USD)/tấn. Trên sàn Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 6 cũng tăng 4,9% lên 196,1 USD/tấn. Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên cùng phiên tăng 8%, trong khi than luyện cốc tăng 5,6% so với phiên liền trước.
Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Australia, từ rượu đến than. Các nhà phân tích cho rằng động thái của Trung Quốc cho thấy nước này đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào quặng sắt Australia. Đến nay, nhập khẩu quặng sắt Australia vào Trung Quốc giảm mạnh. Tuy nhiên, "Trung Quốc khó có thể cấm nhập khẩu các mặt hàng của Australia mà vốn phụ thuộc rất nhiều vì điều đó sẽ tác động đến nền kinh tế trong nước", nhà kinh tế cấp cao Yanting Zhou của Wood Mackenzie cho biết. Theo ông: "Chính phủ có nhiều khả năng sẽ tăng chi phí hành chính cho việc nhập khẩu hàng hóa từ Australia nếu họ muốn hành động."
Nhu cầu thép trên thị trường Trung Quốc đang tăng rất mạnh, thể hiện qua việc tồn kho các sản phẩm thép chủ chốt (thép cây, thép cuộn và thép tấm) đã giảm 5% trong tuần qua so với tuần trước đó, trong khi mức tiêu thụ tăng mạnh 5,3%, số liệu của công ty tư vấn Mysteel cho thấy.
Bộ Công nghiệp Trung Quốc mới đây thông báo sẽ thắt chặt kiểm soát hoạt động sản xuất thép ở các khu vực bị ô nhiễm không khí chính bằng những quy định mới sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/6. Những cơ sở sản xuất thép có công nghệ thấp, lạc hậu cũng như năng lực nấu chảy hợp kim sắt thấp sẽ không được tiếp tục hoạt động kể từ 1/6.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ tiếp tục đà tăng trong phiên vừa qua, lên mức cao kỷ lục mới trong vòng 8 năm do thời tiết khô hạn đe dọa làm giảm sản lượng ở Brazil, khiến các thương nhân chuyển hướng chú ý vào nguồn cung trên toàn cầu. Giá đậu tương phiên này cũng trở lại mức cao kỷ lục 8,5 năm của tuần trước do nhu cầu dầu thực vật tăng. Giá lúa mì cũng đi lên.
Các nhà phân tích cho biết Brazil mất mùa ngô do khô hạn có thể sẽ buộc các nhà nhập khẩu phải chuyển hướng sang mua của Mỹ, nơi vốn đã và đang chật vật trong cảnh lượng dự trữ còn rất ít.
Brian Hoops, chủ tịch công ty môi giới Midwest Market Solutions của Mỹ cho biết: “Brazil vẫn đang rất khô hạn” và "Vụ mùa của họ đang mất dần."
Doanh số xuất khẩu ngô của Mỹ trong tuần kết thúc vào 29/4 chỉ đạt 243.500 tấn ngô, thấp hơn mức dự báo là 300.000 đến 1,5 triệu tấn sau những đợt giá tăng mạnh gần đây.
Kết thúc phiên giao dịch, giá ngô kỳ hạn giao dịch nhiều nhất – tháng 7/2021 - tăng 10-1/4 cent lên 7,18-3/4 USD/bushel vào kết phiên, sau khi có thời điểm đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2013 là 7,22-1/2 USD. Giá ngô kỳ hạn tháng 12 – đại diện cho nguồn cung ngô vụ thu hoạch mùa Thu –cũng tăng 20-3/4 cent lên 6,25-1/2 USD/bushel, có lúc đạt 6,28 USD.
Gía lúa mì cũng tăng 8-3/4 US cent lên 7,53-1/4 USD/bushel, trong khi đậu tương tăng 27-1/4 US cent lên 15,69-1/2/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 phiên vừa qua tăng 0,02 US cent (0,1%) lên 17,55 US cent/lb lúc đóng cửa giao dịch, sau khi có lúc đạt tới 17,89 US cent; đường trắng phiên này tăng 2,1 USD (0,5%) lên 462,90 USD/tấn.
Thị trường đường cũng đang tập trung theo dõi diễn biến thời tiết ở Brazil để xác định mức sản lượng của nước này do hạn hán đang hoành hành tại nước sản xuất đường lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, trên thị trường xuất khẩu, các nhà xuất khẩu đường Brazil vẫn có mặt đầy đủ, với giá bán từ các nhà máy đường nước này không biến động nhiều.
Giá dầu cọ Malaysia tăng trên 4% trong phiên vừa qua, đạt mức cao nhất kể từ năm 2008, khi nguồn cung dầu ăn trên toàn cầu bị thắt chặt đẩy giá tăng lên.
Cụ thể, dầu cọ hợp đồng tham chiếu trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 166 ringgit (4,1%) lên 4.210 ringgit (1.021,84 USD0/tấn vào lúc đóng cửa phiên giao dịch, trong phiên có lúc đạt 4.231 ringgit/tấn, cao nhất kể từ 2008.
Giá cà phê arabica phiên vừa qua đạt mức cao kỷ lục hơn 4 năm do lo ngại sản lượng của Brazil sụt giảm, trong bối cảnh nhu cầu sắp hồi phục trở lại. Kết thúc phiên, arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 4,45 US cent, tương đương 3,0%, lên 1,543 USD/lb, cao nhất kể từ tháng 1/2017; robusta cũng tăng 9 USD (0,6%) lên 1.547 USD/tấn.
Khô hạn ở Brazil cũng đẩy giá cà phê tăng lên do nguy cơ sản lượng sụt giảm. Trong khi đó, các cuộc biểu tình ở Colombia cũng làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cà phê từ nước này.
Giá cao su tại Nhật Bản phiên vừa qua tăng lên mức cao nhất trong 6 tuần theo xu hướng tăng chung của giá hàng hóa trên toàn cầu và những dữ liệu kinh tế tích cực phát đi từ một số nền kinh tế lớn nhất thế giới – thúc đẩy nhu cầu đối với những tài sản rủi ro như hàng hóa.
Trên sàn Osaka, cao su kỳ hạn tháng 10 tăng 5,3% lên 257,9 JPY (2,4 USD)/kg vào kết phiên. Trong phiên có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ 25/3 là 258 JPY/kg. Đây là phiên giao dịch đầu tiên thị trường cao su Osaka mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài ngày.
Trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 9 giá tăng 450 CNY lên 14.375 CNY (2.220 USD)/tấn vào lúc đóng cửa giao dịch, sau khi có lúc đạt mức cao nhất kể từ 7/4, là 14.390 CNY/tấn. Trên sàn Singapore, giá cao su kỳ hạn tháng 5 cũng tăng 1,9% lên 171,7 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới sáng 7/5/2021
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
64,81
|
+0,10
|
+0,15%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
68,16
|
+0,07
|
+0,10%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
43.650,00
|
-750,00
|
-1,69%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,93
|
+0,00
|
+0,14%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
211,21
|
-0,16
|
-0,08%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
199,17
|
+0,22
|
+0,11%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
548,75
|
-2,25
|
-0,41%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
59.140,00
|
-690,00
|
-1,15%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.814,30
|
-1,40
|
-0,08%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.366,00
|
+69,00
|
+1,10%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
27,43
|
-0,05
|
-0,17%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
95,50
|
+1,60
|
+1,70%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.255,94
|
+0,89
|
+0,07%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.957,81
|
+7,88
|
+0,27%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
465,10
|
+4,85
|
+1,05%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
10.092,00
|
+142,50
|
+1,43%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.488,50
|
+44,00
|
+1,80%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.943,50
|
+10,50
|
+0,36%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
30.125,00
|
+439,00
|
+1,48%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
727,25
|
+8,50
|
+1,18%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
761,00
|
+7,75
|
+1,03%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
420,25
|
+1,50
|
+0,36%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
14,10
|
-0,10
|
-0,70%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.581,00
|
+11,50
|
+0,73%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
429,40
|
+2,10
|
+0,49%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
64,89
|
+0,54
|
+0,84%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
766,80
|
+5,20
|
+0,68%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.413,00
|
+18,00
|
+0,75%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
154,30
|
+4,45
|
+2,97%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
17,55
|
+0,02
|
+0,11%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
110,90
|
+2,80
|
+2,59%
|
Bông
|
US cent/lb
|
90,75
|
+0,17
|
+0,19%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
1.607,50
|
+63,00
|
+4,08%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
174,30
|
+2,90
|
+1,69%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,34
|
0,00
|
0,00%
|