Năng lượng: Giá dầu thô giảm tháng thứ hai liên tiếp, khí gá tăng mạnh
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10/2020 (ngày 30/10), giá dầu thô giảm giữa bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tại Châu Âu và Mỹ gia tăng mạnh gây thêm lo ngại về triển vọng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.
Kết thúc phiên này, dầu Brent kỳ hạn tháng 11/2020 giảm 19 US cent xuống 37,46 USD/thùng, trong phiên liền trước có thời điểm chạm mức thấp nhất 5 tháng là 36,64 USD/thùng. Hợp đồng Brent kỳ hạn tháng 1/2021 giảm 32 US cent trong phiên này. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 38 US cent xuống 35,79 USD/thùng, phiên liền trước cũng có thời điểm chạm mức giá thấp nhất kể từ tháng 6 là 34,92 USD/thùng. Tuần cuối cùng của tháng 10/2020, thị trường dầu mỏ thế giới ảm đạm khi giá có tới 4 phiên đi xuống.
Tính chung cả tháng 10, dầu WTI giảm 11%, trong khi dầu Brent giảm 10%.
Trưởng bộ phận năng lượng tương lai của Mizuho tại New York, Bob Yawger, cho rằng các nhà đầu tư đang phản ứng với việc số ca lây nhiễm COVID-19 mới tăng cao đột biến. Ngoài ra, ông Yawger cho biết thêm thị trường còn chịu thêm áp lực về những lo ngại đối với nhu cầu năng lượng, trong bối cảnh gói kích thích kinh tế mới của Mỹ vẫn chưa được thực hiện. Diễn biến phức tạp này của đại dịch COVID-19 khiến nhiều người quan ngại rằng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu sẽ suy giảm trong thời gian tới.
Tại châu Âu, Đức và Pháp đang chuẩn bị đóng cửa một số hoạt động kinh tế để khống chế dịch bệnh. Từ ngày 30/10, người dân Pháp không được phép tự do ra khỏi nhà. Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel đã quyết định phong tỏa một phần từ ngày 2/11, theo đó các địa điểm giải trí tập trung đông người như nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim,... tạm ngừng hoạt động.
Trưởng nhóm chiến lược gia thị trường toàn cầu Stephen Innes của Axi nhận định rằng các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa bắt đầu gây lo ngại về nhu cầu năng lượng trên khắp châu Âu, qua đó triển vọng ngắn hạn đối với nhu cầu dầu thô bắt đầu xấu đi.
Trong khi đó, chuyên gia Bob Yawger, tại Mizuho nhận định có nhiều yếu tố gây bất lợi đối với thị trường khi vẫn chưa có vắc-xin ngừa COVID-19, triển vọng về một gói kích thích kinh tế ảm đạm cũng như diễn biến trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, sẽ diễn ra vào đầu tháng 11/2020.
Tổng thư ký Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định sự phục hồi của thị trường dầu mỏ có thể mất nhiều thời gian hơn hy vọng do các đợt lây nhiễm COVID-19 gia tăng trên khắp thế giới.
Thị trường khí đốt trái ngược hoàn toàn với thị trường dầu mỏ. Trong tuần cuối tháng 10/2020, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại Châu Á đã tăng 9%, lên khoảng 7,5 USD/mmBtu vì nhu cầu từ các thị trường chủ chốt đều bật tăng. Tính chung trong tháng 10/2020, giá mặt hàng này tăng 44%, hiện đã cao gấp 4 lần so với mức thấp kỷ lục của tháng 5/2020, bởi dự kiến nhu cầu sắp tới sẽ rất cao và kinh tế Trung Quốc hồi phục mạnh. Thời tiết ở Châu Âu, Trung Quốc và Hàn Quốc mùa Đông năm nay dự báo sẽ lạnh hơn 2-3oC so với bình thường, sẽ thúc đẩy tăng mạnh nhu cầu LNG.
Việc sản xuất của các công ty khí gas Gorgon LNG (của Chevron) và Prelude LNG (của Shell) (ở Australia) gặp vấn đề về sản xuất cũng góp phần đẩy giá khí tăng cao. Chevron Corp đang phải kiểm tra kỹ thuật ở nhà máy Gorgon tại Australia (nhà máy này đã kết thúc thời gian bảo trì vào ngày 11/7) và Prelude chưa khôi phục đầy đủ công suất sản xuất cho đến cuối năm nay khiến cho nguồn cung LNG trở nên hạn hẹp.
Kim loại quý: Giá vàng giảm
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10/2020, giá vàng twang do thị trường lại tập trung vào nỗi lo về dịch Covid-19 và sự không chắc chắn xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Đồng USD ngừng tăng cũng hỗ trợ giá vàng trong phiên này.
Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.879,01 USD, vàng giao sau tăng 0,6% lên 1.879,90 USD/ounce trong phiên này.
Cũng trong phiên 30/10, giá bạc tăng 1,3% lên 23,57 USD/ounce, bạch kim giảm 0,6% xuống 842,09 USD/ounce, và pala đi tăng 0,9% lên 2.210,67 USD/ounce.
Tuy n hiên, tính chun trong cả tuần qua, giá vàng giảm khoảng 1,5%, là tuần giảm thứ 3 liên tiếp; và trong tháng 10/2020 giảm gần 2%.
Ông Phillip Streible, chiến lược gia thị trường tại công ty môi giới đầu tư Blue Line Futures, cho biết vàng đã bị “mắc kẹt” trong khoảng 1.930 - 1.880 USD/ounce và đang chờ đợi tín hiệu từ cuộc bầu cử cùng làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, ông Kevin Rich, Cố vấn thị trường vàng toàn cầu của Xưởng đúc tiền xu Perth Mint của Australia cho biết sắp tới vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ để vàng tiếp tục đà tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, bất kể kết quả như thế nào.
Ông cho hay các gói kích thích tài khóa được áp dụng ở Mỹ và trên toàn cầu trong thời gian tới, kết hợp với khoản nợ chính phủ khổng lồ sẽ gây áp lực lên rất nhiều đồng tiền, bao gồm cả đồng USD. Một khi đồng bạc xanh yếu đi, sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng sẽ gia tăng đáng kể.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 24%. Kim loại quý này có xu hướng được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích của các ngân hàng trung ương vì nó được coi là “hàng rào” chống lạm phát và mất giá tiền tệ.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng giảm trong tuần qua nhưng tăng trong tháng 10
Giá đồng giảm trong phiên cuối tháng do nhà đầu tư thất vọng vì chương trình kinh tế 5 năm của Trung Quốc không vạch ra những kế hoạch cụ thể, trong khi sự bất trắc gia tăng khi ngày bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch 30/10, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,2% xuống 6.716 USD/tấn. Tính chung cả tuần qua, giá đồng đã mất gần 5% giá trị, sau khi đạt mức cao kỷ lục 28 tháng ở tuần trước. Tuy nhiên, tháng 10 là tháng thứ 7 liên tiếp giá kim loại đỏ đi lên.
Cũng trong phiên 30/10, giá nhôm tăng 2,5% lên 1.848 USD/tấn, kẽm giảm 0,3% xuống 2.524 USD/tấn, chì giảm 1,4% xuống 1.814 USD/tấn, thiếc giảm 0,7% xuống 17.700 USD/tấn, và nickel giảm 2,5% xuống 15.150 USD/tấn.
Giá quặng sắt Trung Quốc tăng trong phiên cuối tháng do lượng thép lưu kho của các nhà máy nước này sụt giảm, có thể khiến nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép, trong đó có quặng sắt, tăng trong thời giản tới.
Quặng sắt trên sàn Đại Liên phiên này tăng 3,2% lên 803 CNY (119,8 USD)/tấn, là phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Trên sàn Singapore, giá quặng sắt cũng thêm 1% lên 112,29 USD/tấn.
Lượng sản phẩm thép mà 184 nhà máy thép Trung Quốc đang tích trữ đã giảm tuần thứ 3 liên tiếp (trong tuần 22-28/10) do nhu cầu tiêu thụ mạnh lên.
Tuy nhiên, tính chung cả tháng 10, giá mặt hàng này vẫn giảm do nhà đầu tư bớt lo ngại về khả năng nguồn cung bị sụt giảm.
Nông sản: Giá ngũ cốc giảm trong tuần qua nhưng đồng loạt tăng trong tháng 10
Giá lúa mì giảm trong phiên 30/10 do nhà đầu tư bán kiếm lời và thời tiết ở Mỹ tốt lên, trong khi đó giá đậu tương vững, còn giá ngô biến động trái chiều.
Giá lúa mì Mỹ giảm trong phiên 30/10, kết thúc 5 phiên liên tiếp tăng trước đó, do các quỹ hàng hóa bán mạnh và triển vọng sản lượng ở các đồng bằng phía Nam của Mỹ sẽ cao.
Lúa mì đỏ mềm kết thúc phiên giảm 5-1/4 US cent xuống 5,98-1/2 US cent/bushel vào cuối phiên, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ 14/10 là 5,95-1/4 USD/bushel.
Trong khi đó, đậu tương kỳ hạn tháng thangs1 tăng 5-3/4 US cent lên 10,56-1/4 USD/bushel, còn ngô kỳ hạn tháng 12/2020 vững ở 3,98-1/2 USD/bushel.
Tính chung cả tháng 10, giá cả 3 loại hạt trên đều tăng, do nhu cầu mua mạnh, nhất là từ Trung Quốc. Trong đó, giá ngô tăng 3 tháng liên tiếp.
Giá đường giảm trong phiên cuối tháng do hoạt động bán tháo diễn ra trong bối cảnh các thị trường tài chính lao dốc vì số ca nhiễm Covid-19 gia tăng. Kết thúc phiên, đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,04 US cent (0,3%) xuống 14,36 US cent/lb, lùi xa mức cao nhất 8 tháng của phiên trước đó (15,04 US cent). Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 3,9 USD (1%) lên 390,5 USD/tấn.
Cũng trong phiên này, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 14 USD (1%) lên 1.351 USD/tấn do lo ngại mưa bão có thể gây thiệt hại tới nhiều diện tích cà phê ở Việt Nam. Trong phiên vừa qua, có thời điểm giá hợp đồng này lên mức cao nhất kể từ 28/9 là 1.381 USD/tấn.
Trong khi đó, cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 0,2 US cent (0,2%) xuống 1,044 USD/lb. Công ty tư vấn Safras & Mercado cho biết các thương gia đang xem xét lại đánh giá về sản lượng cà phê Brazil niên vụ này, có thể đạt tới 72 triệu bao, nhưng cũng có thể chỉ là 60 triệu bao.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm liên tiếp 2 phiên cuối tuần do số ca nhiễm Covid-19 tăng trên toàn cầu, làm chững lại đà tăng giá của mặt hàng cao su. Kết thúc phiên này, cao su kỳ hạn tháng 4/2021 trên sàn Osaka giảm 11,8 JPY (4,5%) xuống 250,2 JPY/kg.
Mặc dù 2 phiên vừa qua giảm, song mặt hàng cao su vẫn tăng giá gần 8% trong tuần qua, và tính chung cả tháng Mười tăng 36%, là tháng tăng nhiều nhất kể từ ít nhất là đầu thập kỷ 1990.

Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 30/9

Giá 23/10

Giá 30/10

30/10 so với 29/10

30/10 so với 29/10 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

42,85

39,85

35,79

-0,38

-1,05%

Dầu Brent

USD/thùng

45,57

41,77

37,46

-0,19

-0,50%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

30.430,00

27.730,00

25.150,00

+330,00

+1,33%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,65

2,97

3,35

+0,05

+1,61%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

127,61

113,89

104,95

-0,20

-0,19%

Dầu đốt

US cent/gallon

119,61

115,13

108,13

-0,71

-0,65%

Dầu khí

USD/tấn

362,50

335,00

305,00

+1,00

+0,33%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

43.350,00

43.500,00

40.450,00

+420,00

+1,05%

Vàng New York

USD/ounce

1.976,00

1.905,20

1.879,90

+11,90

+0,64%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.714,00

6.419,00

6.330,00

+60,00

+0,96%

Bạc New York

USD/ounce

28,48

24,68

23,65

+0,29

+1,22%

Bạc TOCOM

JPY/g

95,80

83,00

79,40

+1,30

+1,66%

Bạch kim

USD/ounce

935,63

905,01

847,47

-1,51

-0,18%

Palađi

USD/ounce

2.245,77

2.397,76

2.215,88

+14,68

+0,67%

Đồng New York

US cent/lb

305,10

312,90

304,75

-0,90

-0,29%

Đồng LME

USD/tấn

6.667,00

6.867,50

6.718,50

-11,00

-0,16%

Nhôm LME

USD/tấn

1.800,00

1.842,50

1.848,50

+45,50

+2,52%

Kẽm LME

USD/tấn

2.515,00

2.558,50

2.523,00

-8,50

-0,34%

Thiếc LME

USD/tấn

17.850,00

18.405,00

17.725,00

-97,00

-0,54%

Ngô

US cent/bushel

353,00

419,25

398,50

0,00

0,00%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

549,25

632,75

598,50

-5,25

-0,87%

Lúa mạch

US cent/bushel

275,25

303,50

297,25

-2,00

-0,67%

Gạo thô

USD/cwt

12,21

12,51

12,37

-0,09

-0,72%

Đậu tương

US cent/bushel

943,75

1.081,00

1.056,25

+5,75

+0,55%

Khô đậu tương

USD/tấn

309,30

386,40

378,60

+1,70

+0,45%

Dầu đậu tương

US cent/lb

32,70

34,11

33,61

+0,55

+1,66%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

496,60

551,00

542,60

+3,40

+0,63%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.654,00

2.479,00

2.305,00

-33,00

-1,41%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

129,05

105,60

104,40

-0,20

-0,19%

Đường thô

US cent/lb

12,66

14,72

14,36

-0,04

-0,28%

Nước cam

US cent/lb

116,80

113,50

114,35

+2,45

+2,19%

Bông

US cent/lb

65,16

71,29

68,92

-0,90

-1,29%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

747,50

515,30

493,40

+15,10

+3,16%

Cao su TOCOM

JPY/kg

144,30

164,20

158,60

-5,60

-3,41%

Ethanol CME

USD/gallon

1,38

1,52

1,38

-0,01

-0,72%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg