Năng lượng: Giá dầu tăng mạnh
Giá dầu mỏ tăng trong tuần qua và khép lại tháng 4/2021 với kết quả tích cực mặc dù những quan ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu tại Ấn Độ và suy giảm nhập khẩu dầu thô của Nhật Bản đã khiến giá dầu thế giới quay đầu giảm trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 30/4.
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4/2021, giá dầu giảm, khép lại tuần giao dịch trồi sụt thất thường. Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 6/2021 giảm 1,43 USD (2,2%), xuống 63,58 USD/thùng. Trong khi tại thịt trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lùi 1,31 USD (1,9%), xuống 67,25 USD/thùng. Đây là mức giảm theo ngày mạnh nhất của cả hai loại dầu này trong 3 tuần qua.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu Brent vẫn tăng 1,7%, giá dầu WTI tăng 2,3%.
Chốt lại tháng 4/2021, giá dầu Brent và dầu WTI lần lượt ghi nhận mức tăng gần 8% và gần 6%.
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group (có trụ sở tại Chicago) cho biết, vấn đề lớn nhất hiện vẫn đang nằm ở các báo cáo từ Ấn Độ liên quan đến dịch COVID. Sự bất ổn đó đã đưa thị trường đứng trước nhiều rủi ro.
Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, đang rơi vào khủng hoảng y tế trầm trọng khi số ca nhiễm COVID-19 liên tục tăng cao, lên đến hơn 19 triệu ca tính tới ngày 1/5/2021, khiến các bệnh viện và nhà xác quá tải.
Tại Nhật Bản, một nhà nhập khẩu dầu thô lớn khác, lượng dầu nhập khẩu cũng giảm 25% trong tháng 3/2021 so với một năm trước đó, xuống 2,34 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất tại các nhà máy của nước này đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu năm 2018.
Sản lượng dầu của OPEC tăng trong tháng 4/2021, do nguồn cung tăng cường từ Iran, đi ngược với thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của các-ten này với các đồng minh.
Một cuộc khảo sát mới đây của Reuters dự báo rằng, giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 64,17 USD/thùng vào năm 2021, tăng so với mức tương ứng của tháng trước là 63,12 USD/thùng và mức trung bình 62,30 USD/thùng kể từ đầu năm tới nay.
Kim loại quý: Giá vàng tăng tháng đầu tiên trong năm 2021, palađi vượt 3.000 USD
Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 (30/4) và giảm trong tuần qua do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng. Tuy nhiên, giá vàng đã hoàn tất tháng tăng đầu tiên sau 3 tháng giảm liên tiếp từ dầu năm.
Lúc đóng cửa phiên ngày thứ Sáu, giá vàng giao ngay tại New York giảm 2,9 USD/oz, còn 1.770,1 USD/oz. Giá vàng giao tháng 6 trên sàn COMEX giảm 0,6 USD/oz, còn 1.767,7 USD/oz. Tính chung cả tuần, giá vàng giảm khoảng 0,6%, nhưng tăng khoảng 3% trong tháng 4, đánh dấu tháng tăng đầu tiên kể từ đầu năm.
“Giá vàng đã có một tuần đầy thách thức và cố gắng tìm xu hướng trong bối cảnh có nhiều yếu tố tác động trái chiều, gồm lạm phát, tỷ giá đồng USD và số liệu GDP của Mỹ”, Giám đốc đầu tư Jeff Wright của Wolfpack Capital phát biểu trên trang MarketWatch. Dù giá vàng tuần này giằng co trong biên độ hẹp, ông Wright cho rằng các yếu tố căn bản đều chỉ báo giá vàng lẽ ra phải tăng cao hơn, đặc biệt là các đề xuất chi tiêu của Tổng thống Mỹ Joe Biden “nên được xem là một cú huých lớn đối với giá vàng”.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm kết thúc tuần ở mức gần 1,63%, tăng trong tuần này nhưng giảm trong tháng 4. Lợi suất tăng gây áp lực giảm giá lên vàng, kênh đầu tư không mang lãi suất, và ngược lại.
Nhà phân tích Lukman Otunuga của FXTM nói rằng vàng “vẫn đang chịu ảnh hưởng bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, tỷ giá USD, kỳ vọng lạm phát, và tâm lý ham thích rủi ro trên toàn cầu”.
“Những yếu tố đối lập này có thể kéo, đẩy giá vàng, nên giá vàng sẽ tiếp tục giằng có trong vài tuần tới đây… cho tới khi có một chất xúc tác rõ rệt”, ông Otunuga nói.
Về diễn biến giá vàng trong ngắn hạn, ông Wright nói ông sẽ tiếp tục tập trung sự chú ý vào các yếu tố gồm tỷ giá đồng USD, lạm phát và số liệu tăng trưởng kinh tế. Ông dự báo trước mắt, giá vàng sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 1.700-1.800 USD/oz, một phần do nhu cầu mua vàng phòng ngừa rủi ro trên toàn cầu đang ở mức thấp.
Một diễn biến đáng chú ý khác trên thị trường kim loại quý là giá palađi lần đầu tiên vượt qua mốc 3.000 USD/ounce cũng trong phiên này.
Cụ thể, giá palađi đạt mức cao kỷ lục 3.007,73 USD/ounce trước đó đầu phiên rồi sau ổn định ở mức 2.952,69 USD/ounce.
Giá kim loại quý thường được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác để làm sạch khói thải ô tô đã tăng hơn 20% kể từ ngày 16/3, khi nhà sản xuất palađi hàng đầu của Nga Nornickel thông báo rằng lũ lụt tại hai mỏ của họ sẽ khiến sản lượng khai thác suy giảm.
Cùng với đó, giới quan sát đang lo ngại nhu cầu palađi từ ngành công nghiệp ô tô có thể tăng cao hơn nữa sau giai đoạn sản xuất đình trệ do thiếu chất bán dẫn vào đầu năm nay. Tình trạng trên có thể diễn ra trong một thời gian dài và giữ cho giá palađi tăng cao.
Dù vậy, nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết giá palađi khó có thể duy trì trên 3.000 USD/ounce và sẽ bắt đầu giảm khi các nhà sản xuất ô tô chuyển sang bạch kim vốn đang rẻ hơn.
Đối với thị trường vàng, chuyên gia Wright của Wolfpack Capital nhận định giữa lúc bị “mắc kẹt” trong một phạm vi giao dịch, kim loại quý tiếp tục gặp nhiều thách thức trong việc tìm kiếm các yếu tố hỗ trợ trong khi các yếu tố thị trường cơ bản cho thấy vàng nên có mức giá cao hơn.
Ông Wright bày tỏ hy vọng rằng các đề xuất chi tiêu của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tạo lực đẩy cho vàng đi lên.
Nhà phân tích của Wolfpack Capital cũng cho biết các yếu tố như đồng USD, lạm phát và các dấu hiệu phục hồi khác của nền kinh tế Mỹ sẽ vẫn chi phối thị trường vàng trong tháng 5/2021.
Trong tháng này, giá vàng dự kiến sẽ dao động trong khoảng từ 1.700-1.800 USD/ounce do các nhà đầu tư không có nhu cầu với các tài sản trú ẩn an toàn, ngay cả khi căng thẳng địa chính trị gia tăng trên toàn cầu.
Ông Lukman Otunuga, nhà phân tích cấp cao tại sàn giao dịch trực tuyến FXTM cũng cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ, đồng USD, sự phục hồi của thị trường tiền tệ.
Chuyên gia này cảnh báo giữa lúc các yếu tố xung đột đang tác động mạnh tới thị trường kim loại quý, trong ngắn hạn, giá vàng có thể sẽ trồi sụt mạnh khó lường, cho đến khi một chất xúc tác mang tính định hướng mới xuất hiện.
Kim loại công nghiệp: Giá thiếc cao nhất 10 năm, nhôm cao nhất 3 tháng, nickel cao nhất gần 2 tháng
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4/2021, giá đồng giảm xuống dưới ngưỡng 10.000 USD/tấn do USD tăng và một số nhà đầu tư bán ra chốt lời.
Theo đó, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London phiên này giảm 0,8% xuống 9.803 USD/tấn sau 5 phiên tăng liên tiếp. Trong phiên ngày 29/4/2021, giá đồng tăng lên 10.008 USD/tấn – gần mức cao kỷ lục 10.190 USD/tấn trong tháng 2/2011.
Tính từ đầu năm đến nay, giá đồng tăng 27% và có tháng tăng 9%, được thúc đẩy bởi lạc quan về triển vọng nền kinh tế toàn cầu hồi phục cũng như nguồn cung đồng thắt chặt.Citibank cho biết, giá đồng có thể đạt 12.000 USD/tấn trong vòng 3 đến 6 tháng tới.
Giá thiếc giao sau 3 tháng trên sàn London phiên cuối tháng cũng tăng lên 29.225 USD/tấn – cao nhất kể từ tháng 5/2011, trước khi đảo chiều giảm 0,3% xuống 28.405 USD/tấn. Giá thiếc tăng sau khi Smelting Corp Malaysia – nhà sản xuất thiếc lớn thứ 3 thế giới – cho biết hoạt động luyện kim bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19.
Trái lại, giá nhôm trên sàn London cùng phiên giảm 0,5% xuống 2.406 USD/tấn, sau khi đạt mức cao đỉnh điểm 3 tháng; giá nickel tăng 2,4% lên 17.665 USD/tấn – cao nhất gần 2 tháng.
Mặc dù vậy, tính chung cả tháng 4, giá tất cả các kim loại cơ bản đều tăng.
Thị trường nông sản Mỹ: Giá tất cả các loại đều tăng trong tháng 4
Tính chung trong tháng 4 vừa qua, giá ngũ cốc, đường, cà phê, cacao… đồng loạt tăng, mặc dù trải qua nhiều phiên biến động thất thường.
Phiên giao dịch cuối tháng (30/4), giá các loại ngũ cốc đều tăng, dẫn đầu là mặt hàng ngô. Theo đó, giá ngô giao tháng 7/2021 tăng 25 US cent Mỹ (3,86%) lên 6,7325 USD/bushel, chủ yếu do các dự báo về tình hình thời tiết khô hạn, có thể làm ảnh hưởng đến nguồn cung. Trong khi đó, giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn tăng 5,75 US cent (0,79%) lên 7,3475 USD/bushel, trong khi đậu tương tăng 32 US cent (2,13%) lên 15,3425 USD/bushel.
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago cho biết khối lượng giao dịch các loại hàng hóa nông sản đã giảm xuống trong vài ngày gần đây trong bối cảnh phần lớn các nước nghỉ lễ Quốc tế Lao động.
Công ty tư vấn nông nghiệp Safras của Brazil (Brazil) mới đây đã hạ dự báo vụ ngô 2020-2021 xuống còn 104 triệu tấn, giảm 8% do điều kiện thời tiết khô hạn gần đây. Theo AgResource, hợp đồng ngô giao tháng 7/2021 có thể “thử nghiệm” mức cao 6,8 USD/bushel.
Cũng phiên cuối tuần, gGiá đường thô kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn ICE tăng 2,1% lên 17,44 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn London giảm 1,4% xuống 447,1 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn ICE phiên cuối tháng giảm 1,55 US cent tương đương 1,1% xuống 1,4145 USD/lb. Phiên liền trước đó (29/4/2021), giá cà phê đạt 1,4765 USD/lb – cao nhất kể từ tháng 2/2017. Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn London tăng 4 USD tương đương 0,3% lên 1.456 USD/tấn.
Theo các nhà quan sát, các thị trường cà phê cần có thêm vài phiên điều chỉnh khi giá cà phê Arabica vẫn chịu nhiều bất lợi. Trong khi sản lượng cà phê Arabica Brazil năm nay sụt giảm nghiêm trọng không chỉ do bị khô hạn ngay từ đầu vụ mà còn rơi vào năm giảm theo chu kỳ ''hai năm một''.
Giá cao su tại Nhật Bản phiên cuối tháng tăng gần 2%, do sản lượng ô tô trong tháng 3/2021 tăng đã giúp nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới hồi phục từ đại dịch. Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn Osaka tăng 4,5 JPY tương đương 1,5% lên 244,4 JPY/kg; cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 0,4% xuống 13.975 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 31/3

Giá 30/4

30/4 so với 29/4

30/4 so với 29/4 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

59,34

63,58

-1,43

-2,20%

Dầu Brent

USD/thùng

63,54

66,76

-1,29

-1,90%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

41.190,00

42.720,00

-550,00

-1,27%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,60

2,93

+0,02

+0,69%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

195,33

207,63

-2,75

-1,31%

Dầu đốt

US cent/gallon

177,13

192,24

-4,01

-2,04%

Dầu khí

USD/tấn

495,00

533,75

-10,00

-1,84%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

54.780,00

57.240,00

-700,00

-1,21%

Vàng New York

USD/ounce

1.713,10

1.767,70

-0,60

-0,03%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.085,00

6.210,00

+24,00

+0,39%

Bạc New York

USD/ounce

24,38

25,87

-0,21

-0,81%

Bạc TOCOM

JPY/g

88,10

91,40

-0,40

-0,44%

Bạch kim

USD/ounce

1.188,70

1.203,39

+0,87

+0,07%

Palađi

USD/ounce

2.620,98

2.941,47

-18,42

-0,62%

Đồng New York

US cent/lb

398,00

446,80

-1,85

-0,41%

Đồng LME

USD/tấn

8.785,50

9.825,00

-60,00

-0,61%

Nhôm LME

USD/tấn

2.212,00

2.397,00

-20,00

-0,83%

Kẽm LME

USD/tấn

2.818,50

2.926,00

+7,00

+0,24%

Thiếc LME

USD/tấn

25.388,00

28.690,00

+215,00

+0,76%

Ngô

US cent/bushel

581,00

673,25

+25,00

+3,86%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

623,75

734,75

+5,75

+0,79%

Lúa mạch

US cent/bushel

375,75

405,75

+3,00

+0,74%

Gạo thô

USD/cwt

13,20

13,70

+0,01

+0,04%

Đậu tương

US cent/bushel

1.438,00

1.534,25

+32,00

+2,13%

Khô đậu tương

USD/tấn

423,50

426,10

+3,10

+0,73%

Dầu đậu tương

US cent/lb

52,84

62,39

+2,50

+4,17%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

620,60

710,20

+20,30

+2,94%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.348,00

2.382,00

-117,00

-4,68%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

123,50

141,45

-1,55

-1,08%

Đường thô

US cent/lb

14,77

16,98

+0,05

+0,30%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

110,60

111,95

-0,10

-0,09%

Bông

US cent/lb

81,09

88,08

+1,54

+1,78%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

1.009,10

1.376,50

+48,00

+3,61%

Cao su TOCOM

JPY/kg

164,20

168,00

-0,60

-0,36%

 

 

Nguồn: VITIC / Reuters, Bloomberg