Năng lượng: Giá dầu giảm tuần thứ hai liên tiếp
Giá dầu thế giới vừa trải qua tuần giảm thứ 2 liên tiếp do nhà đầu tư lo ngại nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu yếu đi bởi diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
Phiên cuối tuần 2/10, dầu Brent giảm 1,66 USD (4,1%) xuống 39,27 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,67 USD (4,3%) xuống 37,05 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm 7%, còn giá dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giảm 8%.
Thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 khiến cho dầu kéo dài chuỗi ngày giảm giá.
Thị trường dầu đang chịu tác động từ hàng loạt các yếu tố: Sự không chắc chắn về sức khỏe của ông Trump, số liệu không có gì ấn tượng về kinh tế Mỹ, nguồn cung dầu mỏ của các nước sản xuất lớn trên thế giới tăng…
Theo số liệu thống kê của hãng tin Reuters, hơn một triệu người trên toàn thế giới đã tử vong vì COVID-19, một cột mốc ảm đạm của đại dịch đã tàn phá nền kinh tế toàn cầu và làm sụt giảm nhu cầu nhiên liệu.
Bộ Lao động Mỹ cho biết, số việc làm tạo được trong tháng Chín vừa qua chưa bằng một nửa so với con số tương ứng đã được điều chỉnh của tháng Tám là gần 1,5 triệu việc làm. Điều này cho thấy đà phục hồi của thị trường việc làm tại Mỹ đã chậm lại sau khi các hoạt động kinh doanh phải tạm ngừng từ tháng Ba do dịch COVID-19.
Trong khi đó, sản lượng khai thác của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tháng 9/2020 tăng, gây áp lực lên nguồn cung. Theo số liệu của IHS Markit, các thành viên OPEC đã xuất khẩu 18,2 triệu thùng dầu/ngày trong tháng Chín, tăng 370.000 thùng/ngày so với tháng Tám, trong khi Saudi Arabia xuất khẩu trở lại mức 6,25 triệu thùng/ngày.
Nhu cầu dầu mỏ dự kiến sẽ phục hồi chậm và giá dầu thô sẽ đi ngang trong những tháng tới và thậm chí có thể trong nhiều năm. Chuyên gia của Standard Chartered dự báo nhu cầu tiêu thu nhiên liệu toàn cầu sẽ giảm xuống 9,03 triệu thùng/ngày trong năm 2020 và tăng trở lại 5,57 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Giá vàng tăng trở lại trong tuần qua do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Trong phiên cuối tuần, giá vàng bám sát mốc 1.900 USD/ounce, trước thông tin Tổng thống Trump dương tính với SARS-CoV-2. Chốt phiên này, giá vàng giao ngay giảm nhẹ 0,2% xuống 1.900,4 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng 2,2% - nhiều nhất trong vòng 8 tuần; vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 0,5% xuống 1.907,6 USD/ounce.
Những số liệu không mấy khả quan về kinh tế Mỹ cũng củng cố sức hấp dẫn của vàng, vốn là nơi trú ẩn an toàn của giới đầu tư trong thời kỳ bất ổn.
Ông David Meger, Giám đốc mảng giao dịch kim loại tại công ty môi giới đầu tư High Ridge Futures, cho biết khi xuất hiện những triển vọng lạc quan hơn cho một gói kích thích, đồng USD có xu hướng suy yếu và qua đó hỗ trợ giá vàng đi lên.
Chuyên gia Merger nhận định rằng hiện Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đang đàm phán về các điều khoản trong kế hoạch kích thích thứ hai cho kinh tế Mỹ. Đây rõ ràng là một thông tin hỗ trợ giá vàng đi lên. Chuyên gia Bart Melek thuộc TD Securities nhận định nếu các bên đạt được một thỏa thuận và gói kích thích được tung ra, giá vàng sẽ được hưởng lợi, khi kim loại quý này vẫn được đánh giá là công cụ hữu hiệu chống lại lạm phát.
Chuyên gia David Govett thuộc Govett Precious Metals dự báo giá vàng có thể quay trở lại mức 2.000 USD/ounce.
Kim loại công nghiệp: Giá giảm phiên cuối tuần, nhưng cả tuần nhìn chung tăng
Phiên cuối tuần, giá đồng có lúc chạm mức thấp nhất 7 tuần – là 6.269 USD/tấn, thấp nhất kể từ 14/8, do lo ngại kinh tế Mỹ sẽ càng thêm khó khăn vì Tổng/ thống nước này đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, sau đó giá hồi phục nhẹ bởi nhà đầu tư nhận định số liệu việc làm của Mỹ không khả quan sẽ sớm mang lại gói kích thích kinh tế từ Chính phủ nước này.
Kết thúc phiên, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng tăng 2,8% lên 6.568 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng khoảng 10 USD/tấn.
Cũng trong phiên này, giá nhôm tăng 1,6% lên 1.768 USD/tấn, kẽm tăng 0,3% lên 2.334 USD/tấn, chì giảm 1,2% xuống 1.785 USD/tấn, thiếc tăng 3,1% lên 17.835 USD/tấn và nickel giảm 0,5% xuống 14.420 USD/tấn.
Tính chung cả tuần, giá nhôm tăng khoảng 20 USD/tấn, giá thiếc tăng hon 600 USD/tấn, nhưng giá kẽm giảm 40 USD/tấn.
Nhà phân tích Edward Meir của ED&F Man Capital Markets cho biết: “Mặc dù ông Trump có vẻ vẫn đang khỏe mạnh, nhưng mọi người đều lo ngại không biết còn những ai khác nhiễm virus COVID-19, nhất là những người trong các cấp lãnh đạo cao nhất của Washington”.
Ngũ cốc: Giá giảm trong phiên 2/10 nhưng tăng trong tuần
Giá ngô và đậu tương giảm trong phiên cuối tuần bởi kỳ vọng vụ thu hoạch này của Mỹ sẽ cho sản lượng cao. Trong khi đó, lú mì vững giá vì lo ngại thời tiết ở Nga khô hạn ảnh hưởng tới sản lượng của nước này.
Kết thúc phiên giao dịch 2/10, giá ngô trên sàn Chicago giảm 3 US cent xuống 3,79-3/4 USD/bushel; đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 2-3/4 US cent xuống 10,20-3/4 USD/bushel; riêng lúa mì tăng 3 US cent lên 5,73-1/4 USD/bushel.
Tính chung cả tuần, cả 3 loại ngũ cốc đều có giá tăng lên, bởi Bộ Nông nghiệp (USDA) hạ dự báo về nguồn cung trong niên vụ này.
Giá dầu cọ Malaysia giảm gần 3% trong phiên cuối tuần sau khi có tin ông Trump nhiễm Covid-19. Giá dầu thô giảm đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường dầu thực vật. Kết thúc phiên này, dầu cọ kỳ hạn tháng 12 trên sàn Bursa (Malaysia) giảm 2,8% xuống 1.715 ringgit/tấn. Trong phiên, có lúc hợp đồng này có giá chỉ 2.691 ringgit. Tính chung cả tuần, giá đã giảm 3,9%. Trong khi đó, trên sàn Chicago, dầu đậu tương cũng mất 2% giá trị do người trồng đậu tương bán ra mạnh sau khi USDA dự báo tồn trữ cuối vụ sẽ gia tăng. Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters nhận định, giá dầu cọ rất có khả năng sẽ còn giảm nữa trong những phiên tới.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trong phiên cuối tuần giảm 0,03 US cent (0,2%) xuống 13,55 US cent/lb, trong khi đường trắng giao tháng 12 giảm 1,3 USD (0,3%) xuống 373,7 USD/tấn. Hy vọng về việc Trung Quốc tăng nhập khẩu đường vẫn chưa thành hiện thực, cản trở giá đường đi lên. Mặc dù vậy, tính chung cả tuần, giá đường vẫn tăng nhẹ.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 trên sàn New York tăng nhẹ 1,9 US cent (1,8%) lên 1,0895 USD/lb vào lúc đóng cửa phiên giao dịch 2/10, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất hơn 2 tháng, là 1,0490 USD/lb. Giá robusta giao tháng 11 cũng tăng 2 USD (0,2%) lên 1.290 USD/tấn.
Tổ chức Cà phê Quốc tế ước tính, lượng dư thừa cà phê toàn cầu trong niên vụ 2019/20 sẽ ở mức 1,54 triệu bao, do tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Điều này, kết hợp với việc sản lượng của Brazil niên vụ 2020/21 dự báo tăng theo chu kỳ, sẽ hạn chế giá cà phê đi lên trong thời gian tới.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm trong phiên cuối tuần và tính chung cả tuần cũng giảm do số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật đang gia tăng, cho thấy mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vẫn còn rất lớn.
Kết thúc phiên này, cao su kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn Osaka giảm 1,6 JPY (0,9%) xuống 183,9 JPY/kg; tính chung cả tuần, giá giảm 1,6%, là tuàn giảm đầu tiên trong vòng 3 tuần.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản tháng 8 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 3 năm, trong khi số việc làm hiện tại giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 6 năm.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 25/9

Giá 2/10

2/10 so với 1/10

2/10 so với 1/10 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

40,25

37,05

-1,67

-4,31%

Dầu Brent

USD/thùng

41,92

39,27

-1,66

-4,06%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.450,00

26.800,00

-60,00

-0,22%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,14

2,44

-0,09

-3,52%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

121,42

112,35

-2,89

-2,51%

Dầu đốt

US cent/gallon

112,62

108,50

-4,00

-3,56%

Dầu khí

USD/tấn

325,25

314,75

-2,25

-0,71%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

42.700,00

41.140,00

-10,00

-0,02%

Vàng New York

USD/ounce

1.866,30

1.907,60

-8,70

-0,45%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.330,00

6.447,00

-3,00

-0,05%

Bạc New York

USD/ounce

23,09

24,03

-0,22

-0,93%

Bạc TOCOM

JPY/g

78,10

80,70

0,00

0,00%

Bạch kim

USD/ounce

849,44

881,34

-17,83

-1,98%

Palađi

USD/ounce

2.228,29

2.311,73

-18,14

-0,78%

Đồng New York

US cent/lb

297,10

297,75

+11,20

+3,91%

Đồng LME

USD/tấn

6.545,00

6.553,00

+166,00

+2,60%

Nhôm LME

USD/tấn

1.748,50

1.768,00

+28,50

+1,64%

Kẽm LME

USD/tấn

2.369,00

2.327,00

+0,50

+0,02%

Thiếc LME

USD/tấn

17.185,00

17.815,00

+513,00

+2,96%

Ngô

US cent/bushel

365,25

379,75

-3,00

-0,78%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

544,25

573,25

+3,00

+0,53%

Lúa mạch

US cent/bushel

282,25

285,75

+1,75

+0,62%

Gạo thô

USD/cwt

12,45

12,55

+0,04

+0,32%

Đậu tương

US cent/bushel

1.002,50

1.020,75

-2,75

-0,27%

Khô đậu tương

USD/tấn

338,60

351,90

+4,00

+1,15%

Dầu đậu tương

US cent/lb

32,82

31,66

-0,76

-2,34%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

518,30

517,10

-0,20

-0,04%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.568,00

2.482,00

-26,00

-1,04%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

113,65

108,95

+1,90

+1,77%

Đường thô

US cent/lb

13,51

13,55

-0,03

-0,22%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

105,75

111,75

-2,25

-1,97%

Bông

US cent/lb

65,95

65,82

-0,09

-0,14%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

607,60

603,00

-19,00

-3,05%

Cao su TOCOM

JPY/kg

138,80

135,40

-1,00

-0,73%

Ethanol CME

USD/gallon

1,31

1,36

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg