Năng lượng: Giá dầu WTI tăng, Brent giảm
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu giảm do dịch Covid-19 gây lo ngại sẽ cản trở đà hồi phục toàn cầu giữa bối cảnh nguồn cung dầu thô gia tăng.
Kết thúc phiên này, dầu Brent hạ 1,2% xuống 44,35 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,1% xuống 42,34 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng 3 US cent, hay 0,1% còn giá dầu Brent mất 1%.
Tuần qua, giá dầu thế giới chịu nhiều áp lực do đồng USD mạnh lên và nhà đầu tư thận trọng đánh giá về đà phục hồi của nhu cầu dầu mỏ cũng như hiệu quả của chính sách giảm sản lượng của liên minh giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu ngoài khối, còn gọi là OPEC+.
Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư không kéo dài, khi các bộ trưởng dầu mỏ nhận định tốc độ phục hồi của thị trường dầu mỏ dường như đang chậm hơn so với dự đoán do những rủi ro liên quan đến việc dịch COVID-19 kéo dài. Sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới tại nhiều khu vực của châu Âu và các nơi khác đã phủ bóng đen lên triển vọng của nhu cầu năng lượng. Các nhà phân tích cho biết tại châu Á, xu hướng cắt giảm hoạt động lọc dầu do nhu cầu nhiên liệu yếu cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Eurozone do công ty nghiên cứu IHS Markit công bố cho thấy hoạt động kinh tế của khu vực đang chậm lại, trong khi các số liệu từ Nhật Bản cũng cho thấy hoạt động kinh tế tại đây tiếp tục giảm.
Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes Inc công bố báo cáo hàng tuần cho hay lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ trong tuần qua đã tăng 11 lên 183 giàn, chấm dứt chuỗi giảm trong ba tuần trước. Số lượng giàn khoan đã giảm mạnh trong năm nay khi giá dầu thô lao dốc do ảnh hưởng của COVID-19, với số lượng giàn khoan giảm 571 chiếc so với cùng thời điểm năm ngoái.
Kim loại quý: Giá vàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp
Giá vàng tuần qua giao dịch quanh ngưỡng 2.000 USD/ounce và chủ yếu bị chi phối bởi những đồn đoán xung quanh chính sách lãi suất sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.939,64 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 12 không đổi tại 1.947 USD/ounce. USD tăng 0,6% so với các đồng tiền chủ chốt, khiến vàng đắt hơn cho người mua bằng đồng tiền khác.
Tính chung cả tuần, vàng đã giảm 0,3% và giá giảm mạnh từ mức trên 2.000 USD đã đạt được trong tuần trước.
Fed tuần qua công bố biên bản cuộc họp tháng Bảy cho thấy họ hầu như không có ý định giới hạn lợi suất trái phiếu. Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới đầu tư OANDA, cho biết một trong những mối lo ngại là Fed có thể sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát đường cong lợi suất - vốn là "chất xúc tác" mạnh cho đà suy yếu của đồng USD tiếp tục kéo dài. Nhưng Fed cho biết họ không xem xét điều đó vào thời điểm này. Giới hạn lợi suất trái phiếu có thể làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu Kho bạc Mỹ và gây áp lực lên đồng USD, qua đó thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng.
Chiến lược gia Margaret Yang của DailyFx nhận định vàng giảm giá trước sự mạnh lên của đồng bạc xanh. Theo chuyên gia này, trong ngắn hạn, sự phục hồi của đồng USD có thể kìm hãm đà tăng của giá vàng. Đồng bạc xanh tăng giá khiến vàng trở nên đắt đỏ đối với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác. Tuy nhiên, về xu hướng dài hạn, các nhà phân tích cho rằng sức hấp dẫn của kim loại quý này vẫn chưa thể mất đi, đặc biệt cần lưu ý đến biên bản họp của Fed đã nhắc lại rằng cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đang đối mặt với một triển vọng rất không chắc chắn và cần phải có thêm kích thích tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế.
Chuyên gia phân tích của Standard Chartered, Suki Cooper nhận định, triển vọng của vàng vẫn khá mạnh, nếu bỏ qua tâm lý bán tháo chốt lời ghi nhận trong tuần. Xét về dài hạn xu hướng tăng giá vàng vẫn sẽ duy trì do sự suy yếu của đồng bạc xanh và những kỳ vọng vào quy mô kích thích kinh tế cũng như lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp hoặc âm.
Kim loại công nghiệp: Giá quặng sắt tăng tuần thứ 6 trong vòng 7 tuần
Phiên cuối tuần, giá đồng giảm do lo ngại về sự phục hồi của một số nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng nhu cầu của Trung Quốc đang tăng và tồn kho thấp khiến giá có một tuần tăng. Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 1,7% xuống 6.492 USD/tấn. Giá đồng tăng 2% trong tuần qua. Lượng đồng lưu kho trên sàn giao dịch LME ở mức thấp nhất 13 năm tại 103.475 tấn. Thiếu kim loại này sẵn có đã đẩy giá đồng giao ngay thành mức cộng 18,5 USD so với hợp đồng giao sau 3 tháng từ mức trừ lùi trong tuần trước.
Số liệu từ Pháp và Đức cho thấy nền kinh tế Châu Âu đang chật vật để phục hồi từ ảnh hưởng của virus corona. Số liệu kinh tế phát hành trong tháng này chỉ ra sự cải thiện kinh tế tại Trung Quốc, gồm doanh số bán ô tô và hoạt động sản xuất đang tăng.
Giá quặng sắt giảm trong phiên cuối tuần, khi số liệu cho thấy dự trữ quặng sắt trong kho ở các cảng của Trung Quốc lên mức cao nhất trong 4 tháng. Quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 1,3% xuống 841,5 CNY (121,85 USD)/tấn. Giá tăng 1,2% so với tuần trước, tuần tăng thứ 6 trong 7 tuần.
Giá quặng sắt đã đạt mức cao nhất nhiều năm trong tuần qua do các nhà máy và thương nhân tăng cường mua với dự đoán kích thích kinh tế của Trung Quốc sẽ giữ nhu cầu mạnh, đặc biệt đối với nguyên liệu xây dựng. Việc hạn chế nguồn cung cũng hỗ trợ giá, việc bùng phát virus corona tại nước sản xuất quan trọng Brazil đã ngăn cản hoạt động của các công ty khai mỏ.
Giá quặng sắt có thể tiếp tục tăng trong những tuần tới, nhưng nguồn cung đang tăng có thể dần phá hủy đà tăng giá.
Quặng sắt giao ngay ở mức 126,5 USD/tấn trong ngày 20/8, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome. Các chỉ số công nghiệp khác cho thấy giá gần tới thậm chí trên mức 130 USD/tấn.
Quặng sắt đã nhập khẩu lưu trữ tại các cảng của Trung Quốc tăng lên 117,15 triệu tấn trong tuần qua, mức cao nhất kể từ tháng 4.
Thép thanh tại Thượng Hải tăng 0,3%, trong khi thép cuộn cán nóng ổn định. Thép không gỉ giảm 0,8%.
Nông sản: Giá cà phê tăng trong tuần, cao su giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 chốt phiên 21/8 giảm 0,18 US cent hay 1,4% xuống 12,83 US cent/lb; đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 5,9 USD hay 1,6% xuống 370,6 USD/tấn.
Các đại lý cho biết mưa trên diện rộng tại các vùng trồng mía ở Brazil có thể tránh cho sản lượng nông nghiệp giảm vào cuối vụ, xóa đi lo lắng về khô hạn quá mức. Tuy nhiên, thị trường này vẫn được củng cố bởi nhu cầu mạnh từ Trung Quốc và lo ngại về mùa vụ ở Thái Lan, Nga và Liên minh Châu Âu. Sự suy yếu trong đồng real của Brazil cũng giúp giá đường thoái lui từ mức cao nhất 5 tháng thiết lập trong tuần trước.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 0,85 US cent hay 0,7% lên 1.198 USD/lb; robusta tăng 21 USD hay 1,5% lên 1.406 USD/tấn. Một khối không khí lớn ở Nam cực di chuyển vào những nơi miền nam của Brazil có thể không tới những khu vực sản xuất ở miền trung của nước này.
Giá cao su Nhật Bản giảm trong phiên cuối tuần và tính chung cả tuần giảm tuần thứ 2 liên tiếp, do hoạt động sản xuất tại Nhật Bản giảm trong tháng 8. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa phiên giảm 1,7 JPY hay 1% xuống 173,3 JPY/kg. Hợp đồng này giảm 1,3% trong tuần qua, giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Hoạt động sản xuất của Nhật Bản tiếp tục sụt giảm trong tháng 8, giảm tháng 16 liên tiếp, làm tăng nghi ngờ về phục hồi sản xuất nhanh chóng từ đại dịch Covid-19. Hợp đồng cao su giao tháng 1/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 10 CNY lên 12.380 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 14/8

Giá 21/8

So với 20/8

So với 20/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

42,01

42,34

-0,48

-1,12%

Dầu Brent

USD/thùng

44,80

44,35

-0,55

-1,22%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

30.500,00

30.000,00

-420,00

-1,38%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,36

2,45

+0,10

+4,08%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

124,46

128,41

-1,24

-0,96%

Dầu đốt

US cent/gallon

123,67

120,80

-3,87

-3,10%

Dầu khí

USD/tấn

374,50

360,00

-11,00

-2,96%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

44.500,00

42.710,00

-240,00

-0,56%

Vàng New York

USD/ounce

1.949,80

1.947,00

+0,50

+0,03%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.672,00

6.594,00

-14,00

-0,21%

Bạc New York

USD/ounce

26,26

26,88

-0,42

-1,55%

Bạc TOCOM

JPY/g

90,60

91,00

-1,40

-1,52%

Bạch kim

USD/ounce

944,42

922,31

+0,70

+0,08%

Palađi

USD/ounce

2.121,21

2.182,72

-1,28

-0,06%

Đồng New York

US cent/lb

288,20

293,40

-5,75

-1,92%

Đồng LME

USD/tấn

6.366,50

6.490,00

-111,50

-1,69%

Nhôm LME

USD/tấn

1.746,00

1.765,00

-24,50

-1,37%

Kẽm LME

USD/tấn

2.367,50

2.456,00

-33,00

-1,33%

Thiếc LME

USD/tấn

17.600,00

17.570,00

0,00

0,00%

Ngô

US cent/bushel

338,00

340,50

+1,25

+0,37%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

509,50

535,00

+6,50

+1,23%

Lúa mạch

US cent/bushel

256,00

263,75

+0,25

+0,09%

Gạo thô

USD/cwt

11,89

12,40

+0,06

+0,45%

Đậu tương

US cent/bushel

898,75

904,75

-0,50

-0,06%

Khô đậu tương

USD/tấn

298,50

297,50

-3,10

-1,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,09

31,67

+0,15

+0,48%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

484,80

486,30

+3,30

+0,68%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.454,00

2.409,00

+9,00

+0,38%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

116,45

119,80

+0,85

+0,71%

Đường thô

US cent/lb

13,10

12,83

-0,18

-1,38%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

122,45

118,70

-0,85

-0,71%

Bông

US cent/lb

62,85

64,28

-0,24

-0,37%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

726,50

830,90

+29,00

+3,62%

Cao su TOCOM

JPY/kg

174,80

173,40

+0,10

+0,06%

Ethanol CME

USD/gallon

1,28

1,28

-0,01

-0,78%

 

 

Nguồn: VITIC / Reuters, Bloomberg