Năng lượng: Giá dầu tăng
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu giảm mạnh khoảng 4% trong bối cảnh cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden và Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa đi đến hồi kết. Kết thúc phiên này, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,65 USD (4,25%), xuống 37,14 USD/thùng; dầu Brent giảm 1,48 USD (3,62 %), xuống 39,45 USD/thùng. Báo cáo từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho hay số giếng khoan đang hoạt động tại Mỹ tăng 5% trong tuần này, lên 226 giếng.
Mặc dù vậy, tính chung cả tuần qua, giá dầu Brent vẫn tăng 5%, còn dầu WTI thêm 4,3%.
Thị trường dầu mỏ đang chịu áp lực bởi số ca nhiễm Covid-19 ở nhiều quốc gia vẫn tăng cao. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h30 sáng 7/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận hơn 49,64 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 1,24 triệu ca tử vong.
Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận số người mới nhiễm virus SARS-CoV-2 cao chưa từng thấy - 129.634 ca - và cũng là cao nhất thế giới. Tính đến nay, tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Mỹ đã vượt con số 10 triệu ca, lên 10.055.680 ca, trong đó có 242.203 ca tử vong.
Mặc dù vậy, cũng có một số thông tin có lợi cho giá dầu.
Nhà kinh tế phụ trách toàn cầu của J.P.Morgan, Olya Borichevska, cho biết hoạt động chế tạo toàn cầu tiếp tục phục hồi vào đầu quý IV/2020, với các chỉ số phụ về sản lượng và đơn hàng mới nằm trong số những mức cao nhất trong hai năm rưỡi qua.
Theo báo cáo của J.P.Morgan và IHS Markit phối hợp với Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ và Hiệp hội Mua hàng và Quản lý nguồn cung Quốc tế, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực chế tạo toàn cầu ở mức 53 điểm trong tháng 10/2020, cao nhất trong 29 tháng qua, so với mức 52,4 điểm trong tháng 9/2020.
Các kho dự trữ dầu của Mỹ đã giảm 8 triệu thùng trong tuần trước trong bối cảnh siêu bão Zeta khiến sản lượng sụt giảm tại khu vực vùng Vịnh Mexico, qua đó đẩy giá dầu đi lên.
Trong khi đó, OPEC và các nước đồng minh bao gồm Nga, hay còn gọi là OPEC+, có thể cân nhắc hủy bỏ kế hoạch tăng sản lượng dầu từ tháng 1/2021 giữa bổi cảnh làn sóng COVID-19 thứ hai đã tác động đến sự phục hồi nhu cầu "vàng đen". Trước đó, OPEC+ đã nhất trí sẽ cắt giảm thêm khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày từ mức 7,7 triệu thùng/ngày hiện nay bắt đầu từ tháng 1/2021.
Giá than cốc tại Trung Quốc tăng phiên thứ 6 liên tiếp - chuỗi tăng dài nhất 9 tháng và có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2018 do nguồn cung nội địa thắt chặt. Phiên 6/11, giá than cốc kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 3,3% lên 2.417,5 CNY (365,31 USD)/tấn và chỉ dưới mức cao 2.420 CNY/tấn. Tính chung cả tuần, giá than cốc tăng 9,7%, vượt xa giá quặng sắt tuần tăng 0,4%.
Kim loại quý: Giá vàng tăng mạnh
Phiên cuối tuần, giá vàng tiếp tục đi lên khi cơ hội chiến thắng ngày càng lớn của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã làm dấy lên hy vọng về một gói cứu trợ lớn hơn cho kinh tế Mỹ.
Cuối phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.951,51 USD/ounce; vàng giao sau tăng 0,3% lên mức 1.951,70 USD/ounce.
Nhà phân tích cấp cao Jim Wyckoff của trang tin chuyên về thị trường vàng Kitco Metals cho biết, việc đồng USD mất giá và ở quanh mức thấp của hai tháng đã đẩy giá vàng lên mức cao nhất trong sáu tuần. Đồng thời, nhu cầu trú ẩn an toàn của nhiều nhà đầu tư trong bối cảnh kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn không chắc chắn và tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã tạo đà đi lên cho giá kim loại quý phiên này.
Cũng theo chuyên gia Wyckoff, thị trường đã định giá kim loại quý này dựa trên kịch bản ông Joe Biden sẽ chiến thắng, đồng nghĩa là kinh tế Mỹ sẽ có nhiều chương trình kích thích của Chính phủ hơn. Nếu kịch bản đó xảy ra, các gói kích thích có thể đẩy lạm phát lên và làm giảm giá trị của đồng USD, qua đó có lợi cho vàng.
Tính chung cả tuần, giá vàng thế giới đã tăng 3,8% - mức tăng theo tuần cao nhất kể từ tuần kết thúc ngày 31/7. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 28% do những gói kích thích quy mô lớn trên toàn cầu để giúp các nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19.
Nhà phân tích Edward Meir của công ty môi giới ED&F Man Capital Markets cho biết, mặc dù cuộc bầu cử tại Mỹ vẫn còn nhiều điều chắc chắn, qua đó làm lu mờ triển vọng về một gói kích thích tức thì, các thị trường vẫn tin rằng một gói kích thích sẽ được đưa ra.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng
Giá đồng tăng trong cả 5 phiên giao dịch tuần qua, giữa bối cảnh Joe Biden dẫn đầu cuộc bầu cử Mỹ so với Tổng thống Donald Trump tại các bang chiến trường Pennsylvania và Georgia và đồng USD tiếp tục suy yếu. Thị trường chứng khoán tăng và đồng USD có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, khiến đồng mua bằng đồng USD rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Phiên cuối tuần, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,2% lên 6.932,5 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá đồng tăng hơn 3% và đạt gần mức cao nhất 28 tháng (7.034 USD/tấn) trong tháng 10/2020.
Về nhóm sắt thép, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,8% trong phiên 6/11 lên 789,5 CNY/tấn, trên sàn Singapore tăng 0,9% lên 114,15 USD/tấn. Tuy nhiên, mức tăng giá quặng sắt bị hạn chế trong bối cảnh nhu cầu suy yếu và nguồn cung tại Trung Quốc tăng; giá thép cây trên sàn Thượng Hải tăng 0,8%, thép cuộn cán nóng tăng 0,3% và thép không gỉ duy trì vững.
Sản lượng thép không gỉ Trung Quốc dự báo sẽ tăng 2,1% trong năm nay lên hơn 30 triệu tấn, trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh.
Nông sản: Giá ngũ cốc tăng cao
Phiên cuối tuần, giá đậu tương tại Mỹ tăng lên mức cao nhất gần 4 năm, do thời tiết khô tại Brazil và nhu cầu tăng mạnh từ nước nhập khẩu hàng đầu – Trung Quốc – khiến thị trường tập trung vào triển vọng nguồn cung thắt chặt.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 giảm 2-1/4 US cent xuống 11,01-1/2 USD/bushel, phiên thứ 2 liên tiếp đạt mức trên 11 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá đậu tương tăng 45-1/4 US cent – tuần tăng mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 18/9/2020. Trong khi đó, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 2-1/2 US cent xuống 4,06-3/4 USD/bushel và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 7-1/4 US cent xuống 6,02 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE trong phiên 6/11 tăng 0,43 US cent tương đương 3% lên 14,91 US cent/lb, gần mức cao nhất 8 tháng (15,23 US cent/lb) trong ngày 3/11/2020; đường trắng kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn London tăng 10,4 USD tương đương 2,2% lên cùng phiên cũng tăng do đồng USD giảm so với rổ các đồng tiền chủ chốt. Kết thúc phiên này, Arabica kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn ICE tăng 1 US cent tương đương 0,9% lên 1,0695 USD/lb; robusta kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn London tăng 11 USD tương đương 0,8% lên 1.350 USD/tấn.
Ngoài ra, giá cà phê còn được hỗ trợ bởi lo ngại thời tiết khô có thể khiến sản lượng cà phê trong năm tới tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil – suy giảm. Colombia sản xuất 1,16 triệu bao (60 kg) cà phê Arabica sạch trong tháng 10/2020, giảm 15% so với tháng 10/2019.
Giá cao su trên sàn Osaka tăng liên tiếp 2 phiên trước kỳ nghỉ cuối tuần, trong bối cảnh kỳ vọng nhu cầu tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – hồi phục và lo ngại về nguồn cung suy giảm, song giá cao su có tuần giảm đầu tiên trong 5 tuần, do các nhà đầu tư bán ra chốt lời từ mức tăng mạnh trong tháng 10/2020.
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2021 trên sàn OSE phiên 6/11 tăng 6 JPY tương đương 2,8% lên 222,3 JPY (2,15 USD)/kg. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá cao su giảm 11% sau khi tăng 36% trong tháng 10/2020; cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 250 CNY xuống 14.745 CNY (2.228 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá 30/10
|
Giá 6/11
|
6/11 so với 5/11
|
6/11 so với 5/11 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
35,79
|
37,14
|
-1,65
|
-4,25%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
37,46
|
39,45
|
-1,48
|
-3,62%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
25.150,00
|
26.080,00
|
-290,00
|
-1,10%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,35
|
2,89
|
-0,05
|
-1,84%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
104,95
|
108,44
|
-3,15
|
-2,82%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
108,13
|
114,26
|
-2,70
|
-2,31%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
305,00
|
322,75
|
-4,25
|
-1,30%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
40.450,00
|
41.140,00
|
-460,00
|
-1,11%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.879,90
|
1.951,70
|
+4,90
|
+0,25%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.330,00
|
6.484,00
|
+24,00
|
+0,37%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
23,65
|
1.951,70
|
+4,90
|
+0,25%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
79,40
|
6.484,00
|
+24,00
|
+0,37%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
847,47
|
895,64
|
-1,13
|
-0,13%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.215,88
|
2.495,88
|
+110,98
|
+4,65%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
304,75
|
315,40
|
+4,40
|
+1,41%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.718,50
|
6.946,50
|
+94,00
|
+1,37%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.848,50
|
1.901,50
|
+4,00
|
+0,21%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.523,00
|
2.634,50
|
+19,00
|
+0,73%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
17.725,00
|
406,75
|
-2,50
|
-0,61%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
398,50
|
406,75
|
-2,50
|
-0,61%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
598,50
|
602,00
|
-7,25
|
-1,19%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
297,25
|
300,50
|
-1,50
|
-0,50%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,37
|
12,42
|
-0,01
|
-0,12%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.056,25
|
1.101,50
|
-2,25
|
-0,20%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
378,60
|
382,40
|
-5,40
|
-1,39%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
33,61
|
35,34
|
-0,13
|
-0,37%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
542,60
|
545,90
|
-4,50
|
-0,82%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.305,00
|
2.338,00
|
+20,00
|
+0,86%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
104,40
|
109,45
|
+1,00
|
+0,92%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
14,36
|
14,91
|
+0,43
|
+2,97%
|
Nước cam
|
US cent/lb
|
114,35
|
114,80
|
+0,15
|
+0,13%
|
Bông
|
US cent/lb
|
68,92
|
68,62
|
-1,45
|
-2,07%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
493,40
|
524,80
|
-30,90
|
-5,56%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
158,60
|
155,70
|
-2,60
|
-1,64%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,38
|
1,36
|
-0,04
|
-2,86%
|