Sau khi phá vỡ ngưỡng 2.000 USD/ounce lần đầu tiên trong phiên 4/8, giá vàng giao ngay có thời điểm đạt mức cao kỷ lục mới là 2.055,10 USD/ounce trong phiên 5/8, nhờ đồng USD yếu hơn và lợi nhuận từ trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến kim loại trú ẩn an toàn này.
Năng lượng: Giá dầu tăng trên 2% sau các phiên biến động
Phiên giao dịch cuối tuần (7/8), giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 9/2020 tại Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 73 US cent, hay 1,7%, xuống 41,22 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 10/2020 trên sàn London giảm 69 US cent, hay 1,5%, xuống 44,4 USD/thùng.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI tăng 2,4%, trong khi giá dầu Brent tăng 2%.
Các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu và tình trạng dư cung khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ bắt đầu hạn chế các mức cắt giảm sản lượng. Việc thiếu tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa các nghị sỹ Dân chủ và Nhà Trắng về các biện pháp hỗ trợ bổ sung nhằm ứng phó với dịch COVID-19 có thể là mối đe dọa đến nhu cầu tiêu dùng.
Sắc lệnh hành pháp cấm các giao dịch với các công ty mạng xã hội Trung Quốc mà ông Trump đã ký cuối ngày 6/8 có hiệu lực trong 45 ngày. Theo người phụ trách chiến lược toàn cầu của AxiCorp., Stephen Innes, giá dầu giảm sau khi các sắc lệnh được thông báo cho thấy căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tác động đến các nhà giao dịch dầu mỏ tại châu Á.
Trong khi đó, các nhà đầu tư vẫn lạc quan dù những hạn chế sản lượng của các nước sản xuất lớn sẽ được nới lỏng từ ngày 1/8.
Kim loại quý: Giá vàng tăng hơn 2% trong tuần qua
Trong phiên cuối tuần, giá vàng giảm hơn 2%, kết thúc chuỗi năm phiên liên tiếp thiết lập các mức cao kỷ lục, nguyên nhân bởi báo cáo của Mỹ về thị trường việc làm tích cực khiến USD tăng giá.
Phiên này, giá vàng giao ngay giảm 1,4% xuống 2.033,89 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức cao 2.072,50 USD/ounce. Mặc dù vậy, tính chung cả tuần, giá vẫn tăng 3%.
Kim loại quý này lên giá chín tuần liên tiếp, ghi dấu chuỗi tăng giá dài nhất kể từ sau giai đoạn kết thúc vào ngày 12/5/2006.
Đồng USD hồi phục khá mạnh từ mức thấp nhất 2 tháng sau báo cáo việc làm Mỹ, dẫn tới tình trạng bán tháo trên diện rộng ở các thị trường kim loại.
Theo nhà phân tích thị trường Han Tan của FXTM, tình hình đầu tư toàn cầu đang tạo đà tăng cho giá vàng trong quý này. Ông cho biết, giá kim loại quý này đã tăng 15% kể từ ngày 30/6, với ngưỡng tâm lý 2.100 USD/ounce có thể đạt được trong thời gian tới.
Các chuyên gia về hàng hóa cũng theo dõi căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp cấm các tổ chức và cá nhân giao dịch với các công ty công nghệ Trung Quốc là Tencent Holdings TCEHY và công ty mẹ của TikTok là ByteDance. Trung Quốc là khách hàng lớn đối với các kim loại quý và kim loại công nghiệp, do đó xung đột chính trị với Mỹ có thể ảnh hưởng đến các dự báo về nhu cầu hàng hóa.
Kim loại công nghiệp: Giá tăng trong tuần
Phiên cuối tuần, giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng do USD mạnh lên kích thích hoạt động bán chốt lời. Tuy nhiên, kỳ vọng nhu cầu mạnh lên trên toàn cầu đã ngăn giá giảm mạnh. Kết thúc phiên vừa qua, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 3,3% xuống 6.265 USD/tấn.
Giá nhôm phiên này cũng đi xuống, giảm 0,7% xuống 1.765 USD/tấn, sau khi ông Trump bất ngờ tuyên bố tái áp đặt thuế đối với nhôm nhập khẩu từ Canada để bảo vệ các nhà máy luyện nhôm ở Mỹ - vốn có chi phí cao. Điều này đã được thị trường cảnh báo cách đây vài tháng khiến cho mức cộng nhôm physical trên thị trường Mỹ so với giá nhôm tham chiếu trên sàn London tăng hơn 50% kể từ tháng 5 đến nay, hiện đạt 280 USD/tấn, và dự báo sẽ cồn tiếp tục tăng lên 350 USD/tấn.
Thị trường kim loại đang chịu tác động từ những yếu tố trái chiều. Trong khi số liệu về sản xuất của châu Âu tốt lên thì căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang sau khi Tổng thống Mỹ ra lệnh cấm sử dụng 2 ứng dụng phổ biến của Trung Quốc là TikTok và Wechat trên nước Mỹ.
Cũng trong phiên cuối tuần, giá quặng sắt tại Trung Quốc đảo chiều giảm sau những cảnh báo về việc giá tăng mạnh một cách vô lý. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá đã tăng nhiều nhất kể từ tháng 5, với lý do nhu cầu mạnh trên thị trường nội địa. Sàn giao dịch Đại Liên ngày 7/8 đã cảnh báo các nhà đầu tư của mình về việc đầu tư vào mặt hàng quặng sắt lúc này là vô lý giữa bối cảnh thị trường và giá gần đây rất bất ổn, đồng thời lên kế hoạch ngăn chặn những giao dịch bất thường.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 1,1% xuống 896 CNY (128,68 USD)/tấn; tính cả tuần tăng 7,4%; hợp đồng giao cùng kỳ hạn trên sàn Singapore giảm 1,7% xuống 113,15 USD/tấn, kết thúc 8 phiên liên tiếp tăng.
Giá quặng sắt tại Đại Liên đã tăng hơn 5% từ đầu năm đến nay, với giá hợp đồng giao ngay tăng lên mức cao nhất 12 tháng do các nhà máy thép tăng cường mua nguyên liệu.
Nhu cầu mạnh từ các nhà máy thép khiến cho lượng nhập khẩu quặng sắt vào Trung Quốc tháng 7/2020 tăng 24% so với 1 năm trước, lên mức cao kỷ lục 112,65 triệu tấn, song lượng lưu kho ở các cảng biển chỉ còn rất ít vì quặng đã được chuyển về kho của các nhà máy.
Theo số liệu của Mysteel, tỷ lệ sử dụng công suất lò cao của 247 nhà máy thép Trung Quốc theo đã tăng tuần thứ ba liên tiếp từ ngày 31/7 đến ngày 6/8 lên 94,75%, cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2019.
Nông sản: Giá cà phê và đường vững
Trong phiên cuối tuần, giá đường giảm theo xu hướng giá dầu. Đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 0,27 US cent (2,1%) xuống 12,67 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 5 tháng vào đầu phiên (13 US cent). Đường trắng giao cùng kỳ hạn cũng giảm 5,4 USD (1,4%) xuống 372,30 USD/tấn.
Tuy nhiên, các đại lý cho rằng nền tảng cơ bản vẫn có lợi cho giá đường khi triển vọng sản lượng ở Thái Lan và Mexico giảm trong khi nhu cầu từ Châu Á mạnh.
Nhà môi giới và tư vấn StoneX cho biết, cán cân cung ứng đường năm 2020 – 21 (tháng 10-tháng 9) sẽ thiếu hụt 1,3 triệu tấn, trái với dự đoán đưa ra hồi tháng 6 là thừa 0,5 triệu ấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 trong phiên này giảm 1,05 US cent (0,9%) xuống 1,179 USD/lb trong phiên vừa qua, lùi xa khỏi mức cao nhất 4 tháng đạt được vào ngày 5/8 (1,289 USD). Các thương nhân cho biết, thị trường cà phê arabica vẫn đang trong tình trạng dư cung, song đồng nội tệ Brazil yếu khiến lượng bán ra từ Brazil mạnh. Robusta kỳ hạn tháng 11 trong phiên vừa qua tăng 10 USD (0,7%) lên 1.363 USD/tấn do lo ngại về nguồn cung ở Việt Nam khi dịch Covid-19 ở Tây Nguyên diễn biến phức tạp.
Giá dầu cọ giảm trong phiên cuối tuần do căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Hợp đồng kỳ hạn tháng 10 trên sàn Bursa (Malaysia) giảm 4 ringgit (0,14%) xuống 2.761 ringgit (659,74 USD)/tấn. Mặc dù vậy, tính chung cả tuần giấ vẫn tăng 3,1% do sản lượng dầu cọ thô Malaysia tháng 7/2020 giảm 6,35% so với tháng trước, xuống 1,77 triệu tấn.
Giá cao su trên cả 2 sàn Osaka và Thượng Hải đều tăng trong phiên vừa qua. Hợp đồng giao tháng 1 năm sau trên sàn Osaka tăng 2,8% lên 177,7 JPY (1,68 USD)/kg vào cuối phiên, sau khi có thời điểm lúc đầu phiên đạt mức cao nhất kể từ 28/2 là 179 JPY. Tính chung cả tuần giá tăng 8,6%, mức tăng nhiều nhất kể từ tháng 1/2017 và là tuần tăng thứ 3 liên tiếp. Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2020 cũng tăng 290 CNY lên 12.535 CNY (1.802 USD)/tấn vào lúc đóng cửa, sau khi có lúc đạt mức cao nhất năm nay là 12.700 CNY.
Giá hàng hóa thế giới

 

ĐVT

Giá 31/7

Giá 7/8

So với 6/8

So với 6/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

40,27

41,70

+0,48

+1,16%

Dầu Brent

USD/thùng

43,52

44,80

+0,40

+0,90%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.880,00

29.870,00

-30,00

-0,10%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,80

2,25

+0,02

+0,71%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

117,11

121,73

+0,97

+0,80%

Dầu đốt

US cent/gallon

122,40

123,10

+1,11

+0,91%

Dầu khí

USD/tấn

365,00

369,75

+0,75

+0,20%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

44.230,00

44.430,00

-590,00

-1,31%

Vàng New York

USD/ounce

1.985,90

2.038,00

+10,00

+0,49%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.721,00

6.925,00

-75,00

-1,07%

Bạc New York

USD/ounce

24,22

28,09

+0,55

+1,98%

Bạc TOCOM

JPY/g

81,80

92,40

-5,00

-5,13%

Bạch kim

USD/ounce

905,13

974,38

+7,76

+0,80%

Palađi

USD/ounce

2.090,77

2.191,29

+14,91

+0,69%

Đồng New York

US cent/lb

286,80

280,15

+0,90

+0,32%

Đồng LME

USD/tấn

6.413,00

6.308,00

-170,50

-2,63%

Nhôm LME

USD/tấn

1.713,50

1.771,00

-6,50

-0,37%

Kẽm LME

USD/tấn

2.318,50

2.404,00

-8,00

-0,33%

Thiếc LME

USD/tấn

17.897,00

17.771,00

-69,00

-0,39%

Ngô

US cent/bushel

327,00

321,50

+0,75

+0,23%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

531,25

495,25

-0,25

-0,05%

Lúa mạch

US cent/bushel

271,50

264,25

-0,25

-0,09%

Gạo thô

USD/cwt

11,60

11,51

-0,01

-0,13%

Đậu tương

US cent/bushel

892,50

868,25

+0,75

+0,09%

Khô đậu tương

USD/tấn

297,30

287,20

+0,40

+0,14%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,76

30,68

-0,07

-0,23%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

491,50

488,10

-1,80

-0,37%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.400,00

2.523,00

+29,00

+1,16%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

118,95

117,90

-1,05

-0,88%

Đường thô

US cent/lb

12,64

12,67

-0,27

-2,09%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

121,75

114,35

-0,85

-0,74%

Bông

US cent/lb

62,66

62,85

+0,49

+0,79%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

585,80

648,00

+6,40

+1,00%

Cao su TOCOM

JPY/kg

161,70

175,00

-2,70

-1,52%

Ethanol CME

USD/gallon

1,11

1,12

-0,04

-3,45%

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg