Năng lượng: Giá dầu và khí đốt tăng
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7/2020, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 9/2020 trên sàn Nymex tăng 35 US cent (tương đương 0,9%) lên 40,27 USD/thùng; dầu Brent kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Loondon tăng 27 US cent (tương đương 0,6%) lên 43.52 USD/thùng. Tính chung trong tháng 7/2020, dầu WTI đã tăng 2,6%, trong khi dầu Brent tăng hơn 5%.
Đà tăng của giá dầu đã bị hạn chế bởi số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu tiếp tục gia tăng, gây lo ngại ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h30 ngày 1/8 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 17.754.183 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 682.885 ca tử vong.
Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh này với 4.705.889 ca nhiễm và 156.747 ca tử vong.
Thị trường dầu mỏ thế giới trồi sụt trong nhiều ngày qua, một phần bởi tình hình dịch bệnh, phần nữa bởi căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ-Trung.
Việc đồng USD suy yếu trong thời gian qua cũng hỗ trợ phần nào cho thị trường năng lượng, bởi các mặt hàng được định giá bằng đồng tiền này sẽ trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ các loại tiền tệ khác, qua đó giúp tăng sự hấp dẫn của dầu. Chỉ số đồng USD – thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – cuối tháng 7/2020 rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm, tính chung trong tháng 7/2020 giảm hơn 4%, đánh dấu tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2010.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), trong tuần kết thúc ngày 24/7, dự trữ dầu Mỹ giảm 10,6 triệu thùng xuống 526 triệu thùng, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2019.
Nhập khẩu dầu ròng của Mỹ giảm 1 triệu thùng/ngày xuống 1,9 triệu thùng/ngày. Số liệu này cũng giúp dầu hưởng lợi. Theo giới phân tích, dự trữ dầu Mỹ giảm nhiều khả năng là do tác động của việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, cắt giảm sản lượng.
Tại Mỹ, các nghị sỹ của đảng Cộng hòa ngày 27/7 đã công bố đề xuất về một gói kích thích kinh tế nhằm giảm thiểu ảnh hưởng kinh tế của dịch COVID-19, bốn ngày trước khi chương trình trợ cấp bổ sung dành cho các lao động thất nghiệp của Mỹ kết thúc.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Châu Á trong tuần cuối tháng 7 tăng lên mức cao nhất 4 tháng trong tuần này, do việc tiếp tục đóng cửa một dây chuyền sản xuất tại nhà máy Gorgon của Australia sau khi bảo dưỡng. Giá LNG trung bình giao tháng 9 sang đông bắc Châu Á ước tính đạt 2,7 USD/mmBtu, tăng 0,25 USD/mmBtu so với mức tuần trước.
Gorgon đang thực hiện công việc sửa chữa sau khi kiểm tra định kỳ các bộ trao đổi nhiệt propan trong quá trình bảo trì theo kế hoạch đã phát hiện ra các vấn đề về chất lượng mối hàn.
Sự tăng giá lên mức trong tuần này là lần đầu tiên kể từ cuối tháng 3. Nhưng giá vẫn yếu hơn so với năm trước và thấp hơn khoảng 36% so với mức một năm trước.
Kim loại quý: Giá vàng tăng mạnh: Giá vàng bạc tăng mạnh nhất kể từ năm 1982
Phiên cuối tháng, giá vàng thế giới kết thúc ở quanh mức cao nhất mọi thời đại. Giá vàng giao ngay trên sàn London trong phiên này tăng 0,6% lên 1.971,83 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York tăng 1% lên 1.985,9 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng tăng 4,7%; còn trong cả tháng 7/2020, giá tăng 10,3%, mức tăng theo tháng lớn nhất kể từ tháng 2/2016. Nguyên nhân do đồng USD suy yếu và những số liệu kinh tế ảm đạm đã châm ngòi cho làn sóng tìm kiếm sự an toàn của kim loại quý này. Vàng đã tăng giá gần 30% kể từ đầu năm tới nay nhờ sự thúc đẩy từ môi trường lãi suất thấp trên toàn cầu cùng các biện pháp kích thích từ các ngân hàng trung ương.
Ngày 28/7 đánh dấu thời điểm giá vàng tăng lên mức cao nhất trong lịch sử, 1.980,57 USD/ounce (vào lúc đóng cửa), sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong khi cam kết sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ phục hồi sau giai đoạn suy thoái do dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Phiên giảm duy nhất trong tuần vừa qua là vào ngày 30/7, khi giới đầu tư bán vàng để chốt lời sau 9 phiên tăng liên tiếp của kim loại quý này.
Giá bạc cũng tăng 2,3% trong phiên cuối tuần,lên 24,08 USD/ounce, hướng tới tháng tăng 33%, mức tăng lớn nhất trong ghi nhận từ năm 1982, được hỗ trợ bởi nhu cầu đầu tư và trong công nghiệp.
Nhà phân tích của Standard Chartered cho biết môi trường vĩ mô vẫn rất tích cực và giá tiếp tục theo dõi tỷ giá thực, sự suy yếu nghiêm trọng của USD đã giúp giá vàng tăng cao hơn.
Nhà phân tích Connor Campbell tại công ty môi giới đầu tư Spreadex cho biết dù thị trường chứng khoán Mỹ vẫn ghi nhận mức tăng trong tháng Bảy và các “đại gia” công nghệ đều công bố báo cáo kinh doanh đầy khả quan, các nhà đầu tư vẫn cảm thấy bất an. Chuyên gia này lưu ý kim loại trú ẩn an toàn này hiện đang tiến gần tới mức 2000 USD/ounce lần đầu tiên, phản ánh sự lo lắng tiềm ẩn của thị trường.
Ngoài ra, giá vàng cũng chịu tác động bởi sự sụt giảm của đồng bạc xanh, khi Chỉ số đồng USD – được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – đã rơi xuống mức thấp của hơn hai năm trong tuần này. Dù đã phục hồi nhẹ trong phiên 31/7, chỉ số đồng USD vẫn giảm hơn 4% trong tháng Bảy, đánh dấu mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 9/2010.
Trong giai đoạn tháng 12/2008 đến tháng 6/2011, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mua 2.300 tỷ USD nợ và duy trì môi trường lãi suất gần bằng 0 để thúc đẩy tăng trưởng. Diễn biến này đã đẩy giá vàng lên kỷ lục của tháng 9/2011 là 1.921,17 USD/ounce.
Công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường BofA Global Research nhận định với lãi suất chính sách đã ở mức hoặc thậm chí dưới mức 0%, đà hỗ trợ cho giá vàng sẽ đến từ lạm phát tăng cao hơn.
BofA Global Research dự kiến vàng có thể đạt ngưỡng 3.000 USD/ounce trong 18 tháng tới.
Chuyên gia Mark Mobius, nhà đồng sáng lập Mobius Capital Partners, nhận định: "Trong bối cảnh môi trường lãi suất được duy trì ở ngưỡng gần bằng 0, vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn, bởi khi sở hữu vàng bạn sẽ không phải lo lắng về việc không nhận được lãi đầu tư".
Kim loại công nghiệp: Giá đi lên
Phiên cuối cùng của tháng 7, giá đồng giảm do các nhà đầu cơ chốt lời, song tính chung cả tháng 7 tăng tháng thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh sự phục hồi tại nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc.
Kết thúc phiên 31/7, giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 0,3% xuống 6.413 USD/tấn, từ bỏ mức tăng trước đó và tiếp tục giảm so với phiên trước. Tuy nhiên, đồng vẫn tăng 6,6% trong tháng 7, tăng tháng thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu phục hồi ở Trung Quốc sau khi bùng phát virus corona.
Đồng đã tăng vọt hơn 40% kể từ khi xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm hồi tháng 3.
Số liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 7 tăng tốc tháng thứ 5 liên tiếp khi chỉ số PMI sản xuất đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 3. Lượng đồng lưu kho trên sàn LME giảm xuống mức thấp mới trong 6 tháng tại 128.125 tấn, thấp nhất kể từ ngày 17/1.
Giá quặng sắt Đại Liên đóng cửa phiên cuối tháng tăng và tính chung cả tháng tăng tháng thứ 5 liên tiếp, do hoạt động sản xuất tại Trung Quốc tăng tốc.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa phiên cuối tháng tăng 1,3% lên 849,5 CNY (121,53 USD)/tấn, có tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Giá thép thanh trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,3% trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,9% và thép không gỉ tăng 1,7%.
Mặt hàng này đã không quan tâm tới dự báo nhu cầu thép yếu trong tháng 7, nguy cơ nguồn cung gần đây và tồn kho tại các cảng của Trung Quốc đang tăng lên, giá giao ngay trên 100 USD/tấn gần mức cao nhất trong 12 tháng.
Hiện tại các nhà máy thép vẫn có lợi và các công ty không có động lực để giảm sản lượng. Nhu cầu của thị trường này dự kiến tiếp tục mạnh.
Hoạt động sản xuất tại nước tiêu thụ thép hàng đầu thế giới này đã mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 7, vượt dự đoán của giới phân tích bất chấp sự gián đoạn bởi lũ lụt và số ca nhiễm virus corona trên thế giới tăng vọt.
Công ty khai thác quặng sắt Val SA đang xem xét mở rộng hơn nữa tại khu khai thác phức hợp phía bắc và dự kiến khởi động lại hoạt động tại khu Samarco trong tháng 12.
Nông sản: Giá hầu hết tăng
Giá đường thô trên sàn giao dịch ICE phiên 31/7 tăng lên mức cao nhất 4,5 tháng được hỗ trợ bởi triển vọng sản xuất yếu tại Thái Lan và một phần do USD suy yếu. Đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 0,53 US cent hay 4,4% lên 12,64 US cent/lb, mức cao nhất kể từ ngày 10/3; đường trắng kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 13,4 USD hay 3,6% lên 381,6 USD/tấn.
Tính chung trong tuần cuối tháng 7 cũng như cả tháng 7, giá tăng khá nhiều.
Các đại lý cho biết hạn hán có thể sản chế sản lượng tại Thái Lan, giúp bù một phần cho sản lượng tăng mạnh tại Brazil. Bên cạnh đó, thông tin Trung Quốc mua mạnh cũng thúc đẩy giá.
Giá cà phê tăng nhẹ trong phiên 31/7, theo đó Robusta trên sàn London tăng 4 USD/tấn (mức tăng 0,3%) giao tháng 9/2020 giao dịch ở mức 1.344 USD/tấn; arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn New York tăng 3,75 US cent/lb (mức tăng 3,36%) giao dịch ở mức 115,35 US cent/lb. Tính chung cả tháng, giá cũng tăng nhẹ.
Các đại lý cho biết thị trường này được hỗ trợ từ những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung tại Việt Nam nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới do Việt Nam đang tìm cách hạn chế sự bùng phát của virus corona. Một thương nhân Brazil cho biết có một số lo ngại về thời tiết khô hạn quá mức tại nước này có thể ảnh hưởng tới sản lượng vụ tới.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng 7/2020 đạt khoảng 2 triệu bao, đưa xuất khẩu cà phê chủ yếu là cà phê Robusta trong 7 tháng đầu năm 2020 lên ước đạt 16,67 triệu bao, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước, một kết quả xuất khẩu được cho là khá ổn định trong bối cảnh hầu hết các thị trường tiêu dùng bị suy giảm vì đại dịch.
Giá ngũ cốc trên sàn Chicago đồng loạt tăng trong phiên cuối tháng. Cụ thể, giá ngô giao tháng 12/2020 tăng 0,25 US cent (0,08%) lên trong khi đậu tương giao tháng 11/2020 tăng 4,25 US cent (0,48%) lên 8,925 USD/bushel.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa tin khoảng 114.300 tấn ngô đã được bán sang Mexico. Công ty tư vấn có trụ sở tại Chicago AgResource cho hay giá ngô đã không thể duy trì được đà tăng do dự trữ từ vụ mùa cũ lớn và vụ thu hoạch sắp tới trong hai tuần nữa tại các quốc gia vùng Vịnh.
Tiến độ thu hoạch vụ ngô Đông tại Brazil hiện đã đạt 65%, thấp hơn so với năm ngoái và tốc độ trung bình của 5 năm.
AgResource lưu ý không ghi nhận hợp đồng mua đậu tương Mỹ nào từ Trung Quốc trong ngày thứ 4 liên tiếp. Dự báo thời tiết ở khu vực Trung Mỹ trong tuần tới khá thuận lợi và triển vọng năng suất sẽ tăng.
Giá cao su giao dịch tại Nhật Bản giảm trong phiên cuối tuần do đồng JPY mạnh lên và các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 7 tuần ở phiên trước, mặc dù cao su đã có tháng tăng giá thứ 4 liên tiếp.
Trên sàn Osaka, cao su kỳ hạn tháng 1/2020 đóng cửa giảm 1,2 JPY hay 0,7% xuống 163 JPY (1,56 USD)/kg. Tính chung cả tháng cao su tăng 5,9%.
Cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 185 CNY xuống 10.840 CNY (1.555 USD)/tấn, sau khi đạt cao nhất kể từ đầu tháng 3 trong phiên trước.
So với đồng JPY, USD đã giảm giá và ở mức 104,36 JPY, mất 3,3% trong tháng này. Đồng JPY mạnh khiến các hàng hóa mua bằng JPY có giá thấp hơn khi mua bằng các đồng tiền khác.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 30/6

Giá 24/7

Giá 31/7

Dầu thô WTI

USD/thùng

39,70

41,34

40,27

Dầu Brent

USD/thùng

41,15

43,34

43,52

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

27.740,00

29.540,00

28.880,00

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,73

1,81

1,80

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

120,01

128,80

117,11

Dầu đốt

US cent/gallon

119,64

125,55

122,40

Dầu khí

USD/tấn

355,25

374,75

365,00

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

40.850,00

44.700,00

44.230,00

Vàng New York

USD/ounce

1.799,50

1.925,20

1.985,90

Vàng TOCOM

JPY/g

6.189,00

6.397,00

6.721,00

Bạc New York

USD/ounce

18,61

22,85

24,22

Bạc TOCOM

JPY/g

63,20

77,70

81,80

Bạch kim

USD/ounce

829,86

918,90

905,13

Palađi

USD/ounce

1.931,96

2.227,03

2.090,77

Đồng New York

US cent/lb

274,75

289,25

286,80

Đồng LME

USD/tấn

6.015,00

6.415,00

6.413,00

Nhôm LME

USD/tấn

1.619,50

1.700,00

1.713,50

Kẽm LME

USD/tấn

2.047,50

2.218,00

2.318,50

Thiếc LME

USD/tấn

16.722,00

17.657,00

17.897,00

Ngô

US cent/bushel

344,75

335,00

327,00

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

494,50

539,50

531,25

Lúa mạch

US cent/bushel

286,75

276,25

271,50

Gạo thô

USD/cwt

12,23

11,81

11,60

Đậu tương

US cent/bushel

884,50

899,25

892,50

Khô đậu tương

USD/tấn

297,50

298,60

297,30

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,77

30,37

30,76

Hạt cải WCE

CAD/tấn

476,00

487,70

491,50

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.186,00

2.224,00

2.400,00

Cà phê Mỹ

US cent/lb

101,00

108,40

118,95

Đường thô

US cent/lb

11,96

11,49

12,64

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

128,40

124,50

121,75

Bông

US cent/lb

61,25

60,10

62,66

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

431,60

541,40

585,80

Cao su TOCOM

JPY/kg

153,90

159,60

161,70

Ethanol CME

USD/gallon

1,21

1,15

1,11

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg