Cũng theo Hiệp hội này, đến nay các nhà máy đã ký hợp đồng xuất khẩu 5,85 triệu tấn đường, gần bằng hạn ngạch 6 triệu tấn mà Bộ Lương thực cho phép vào tháng giêng năm nay. Khoảng 150.000 tấn đường còn lại sẽ được xuất khẩu theo hạn ngạch và một số nhà máy đường đã yêu cầu chính phủ công bố hạn ngạch xuất khẩu chưa vận chuyển đi kể từ ngày 31/5/2021.
Theo AISTA, các nhà máy đường đã xuất khẩu 4,25 triệu tấn đường tính đến ngày 07/6/2021. Trong đó, lượng đường xuất khẩu tối đa sang Indonesia đạt 1,4 triệu tấn, sang Afghanistan đạt 520.905 tấn, UAE đạt 436.917 tấn và Sri Lanka đạt 324.113 tấn. Khoảng 359.665 tấn đường đang được xếp dỡ. Thêm 498.462 tấn đường đang được chuyển giao và đưa đến các nhà máy lọc dầu tại cảng.
Xuat khau duong cua An Do
Chủ tịch AISTA - Praful Vithalani - cho biết, Mỹ đã rút lại các hạn chế về dầu mỏ đối với Iran và có cơ hội xuất khẩu đường sang Iran. Xuất khẩu đường nhiều nhất của Ấn Độ là sang Iran vào năm 2020. Maharashtra đã không bán được đường tại thị trường nội địa trong một tháng. Có thể có hơn 2 triệu tấn đường tồn kho bổ sung vào cuối năm marketing kết thúc vào tháng 9 tới. Đã tới thời điểm gió mùa và đường là mặt hàng hút ẩm rất nhanh do đó cần phải hết sức lưu ý. Đường được cất giữ trong khu vực cảng hoặc đang cập cảng để xuất khẩu cần phải được sơ tán ngay lập tức.
Giá đường quốc tế đã giảm nhẹ do dự báo mưa ở Brazil đã hỗ trợ tăng năng suất.
AISTA cho biết việc xuất khẩu đường không trợ cấp đã bắt đầu và khoảng 2 vạn tấn đã được giao dịch cho đến nay. AISTA cũng đã điều chỉnh sản lượng đường lên 35 triệu tấn cho năm marketing 2020/21 từ mức 29,9 triệu tấn trong dự báo trước đó. Mức tiêu thụ sẽ được chốt ở 25,5 triệu tấn.

Nguồn: VITIC/Businessworld