Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng trong một phiên giao dịch nhiều biến động giữa bối cảnh kỳ vọng nhu cầu từ Trung Quốc sẽ gia tăng và lo ngại về nguồn cung – sẽ tác động tích cực lên giá dầu – song nguy cơ các nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm lại sẽ hạn chế mức tiêu thụ, từ đó tác động tiêu cực lên mặt hàng này.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent tăng 1,05 USD hay 1,3% lên 80,99 USD/thùng, biên độ dao động giá từ 79,1 USD đến 81,25 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 72 US cent, hay 1%, lên 74,11 USD/thùng, sau khi biến động từ 72,25 USD tới 74,41 USD/thùng.
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol dự kiến Trung Quốc sẽ đóng góp một nửa tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay. Theo các nhà quan sát, giá dầu nhận được lực đẩy từ triển vọng phục hồi của Trung Quốc sau khi nước này nới lỏng chính sách kiểm soát dịch COVID-19.
Tuy nhiên, giá dầu cũng gặp một số yếu tố bất lợi. Báo cáo cho thấy số lượng việc làm tạo mới tại Mỹ tăng mạnh, đã cũng cố đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất nữa. Điều này có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu. Giá dầu WTI và Brent đã giảm 3% trong phiên cuối tuần trước sau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm.
Đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong ba tuần so với đồng euro. Đồng bạc xanh mạnh hơn thường làm giảm nhu cầu đối với các mặt hàng được định giá bằng USD như dầu.
Bên cạnh đó, thị trường dầu còn chịu ảnh hưởng khi hoạt động tại kho cảng dầu của Thổ Nhĩ Kỳ ở Ceyhan tạm dừng sau một trận động đất lớn và chính sách áp giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga có hiệu lực vào ngày 5/2.
Tuy nhiên, kết quả thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ có thể tăng khoảng 2,2 triệu thùng trong tuần trước.
Ngoài ra, việc áp giá trần với sản phẩm của Nga có hiệu lực vào ngày 5/2, nhóm G7, Liên minh Châu Âu và Australia đồng ý giới hạn 100 USD/thùng với dầu diesel và 45 USD/thùng với các sản phẩm khác như dầu mazut.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do các nhà đầu tư kỳ vọng nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn sẽ gia tăng cùng những lo ngại về kinh tế suy giảm kéo dài.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.868,96 USD/ounce. Trước đó trong phiên, giá có lúc giảm xuống 1.860 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 6/1 do đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng. Giá vàng của Mỹ kỳ hạn tháng 4 tăng 0,2% lên 1.879,5 USD/ounce.
Phillip Streible, chiến lược gia phụ trách mảng thị trường của công ty dịch vụ tài chính Blue Line Futures ở Chicago (Mỹ), nhận định các nhà giao dịch coi vàng như một tài sản trú ẩn an toàn và tiến hành mua vào kim loại này. Theo các nhà phân tích, những lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế vẫn còn và có khả năng hỗ trợ nhu cầu vàng trong năm nay.
Chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất trong gần một tháng, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ vẫn vững và làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này.
Trong phiên cuối tuần trước, giá vàng đã giảm hơn 2% sau số liệu cho thấy tốc độ tạo việc làm của kinh tế Mỹ tăng mạnh trong tháng trước. Hiện thị trường đang hướng sự chú ý vào các bài phát biểu của một loạt quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này, trong đó có Chủ tịch Jerome Powell.
Tuần trước, Fed đã tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên 4,5-4,75% sau một năm tăng lãi suất liên tiếp. Các nhà đầu tư dự kiến lãi suất sẽ đạt đỉnh 5,05% vào tháng Sáu.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,4% xuống 22,26 USD/ounce; bạch kim giảm 0,2% xuống 971,70 USD; palladium giảm 1,2% xuống 1.604,09 USD/ounce, sau khi có lúc giảm hơn 4% xuống 1.556,53 USD, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12 năm 2021.
"Trong số các kim loại nhóm bạch kim, sự gián đoạn nguồn cung ở Nam Phi do khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng sẽ giúp ổn định giá trong ngắn hạn", ngân hàng ANZ viết trong một lưu ý.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm xuống mức thấp nhất 4 tuần do nghi ngờ về sự phục hồi nhu cầu, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc kết hợp với USD mạnh đã thúc đẩy việc bán tháo.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên giảm 1,2% xuống 8.869 USD/tấn, sau khi có lúc giảm xuống 8.808 USD, thấp nhất kể từ ngày 10/1. Giá đồng đã giảm 7% kể từ ngày 18/1, khi giá đạt cao nhất 7 tháng tại 9.550,5 USD/tấn.
USD tăng bởi dự đoán Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ nâng lãi suất chuẩn lên trên 5% sau khi số liệu cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh. USD tăng khiến giá kim loại – tính bằng USD – trở nên đắt đở hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Với những kim loại khác, thị trường kim loại tập trung vào hàng tồn kho thấp kỷ lục lịch sử tại các kho được LME phê duyệt, mặc dù mức chênh lệch giá (trừ lùi) giữa hợp đồng giao ngay với kỳ hạn 3 tháng cho thấy các nhà giao dịch không quan tâm đến tình trạng sẵn có trên thị trường LME.
Trường hợp ngoại lệ là kẽm, nơi hợp đồng giao ngay có giá cao hơn so với hợp đồng ba tháng.
Tuy nhiên, giá kẽm kỳ hạn 3 tháng đã giảm 3,4% xuống 3.130 USD/tấn.
Trong các kim loại khác, giá nhôm giảm 1,4% xuống 2.533 USD, chì tăng 0,5% lên 2.110 USD, thiếc giảm 5% xuống 26.970 USD và niken giảm 4,8% xuống 27.225 USD.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á biến động trái chiều. Giá quặng sắt Singapore giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần, trong khi quặng sắt Đại Liên dao động mạnh do nhà đầu tư giảm lạc quan về triển vọng nhu cầu tại Trung Quốc. Kết thúc phiên, quặng sắt kỳ hạn tháng 3 trên sàn giao dịch Singapore giảm 1,2% xuống 123,4 USD/tấn; trước giá giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 18/1, là 121,15 USD. Trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc, giá quặng sắt giao tháng 5 lúc đóng cửa tăng 0,9% lên 853,5 CNY (125,85 USD)/tấn, sau khi có lúc giảm xuống mức thấp 835 CNY/tấn. Quặng sắt hàm lượng 62% Fe giao ngay nhập khẩu vào Trung Quốc ở mức 127 USD/tấn, giảm khá nhiều từ mức mức cao nhất kể từ giữa tháng 6/2022, là 130,5 USD/tấn trong ngày 30/1, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome. Giá thép thanh tại Thượng Hải tăng 0,5% và thép cuộn cán nóng tăng 1%, thép không gỉ tăng 0,9%.
Nhu cầu thép trên thị trường Trung Quốc vẫn chưa phục hồi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, một phần do hàng tồn kho tăng, trong khi tốc độ sản xuất được cải thiện đôi chút.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ giảm khỏi mức cao đạt được vào tuần trước. Trong khi đó, giá ngô tăng sau khi giao dịch giảm trong phần lớn phiên này. Các nhà đầu tư đang đợi tin tức về quy mô vụ mùa tại Nam Mỹ trước khi đẩy giá đi quá xa theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Giá lúa mì giảm do dự báo có mưa ở cả vùng Midwest và đồng bằng của Mỹ.
Kết thúc phiên, giá đậu tương kỳ hạn tháng 3 trên sàn Chicago giảm 10-3/4 US cent xuống 15,21-1/4 USD/bushel. Ngô giao tháng 3 tăng 1-1/2 US cent lên 6,79 USD/bushel.
Lúa mì mềm đỏ vụ đông giao tháng 3 giảm 6-1/2 US cent xuống 7,50-1/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 kết thúc phiên giảm 0,58 US cent hay 2,7% xuống 20,66 US cent/lb, tiếp tục giảm từ mức cao nhất 6 năm đạt được trong tuần trước. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 giảm 1,7 USD hay 0,3% xuống 549,6 USD/tấn.
Các đại lý cho biết những lo ngại về nguồn cung khan hiếm đang dịu đi, đặc biệt trên thị trường hàng trắng, trong đó hợp đồng giao tháng 3 đã giảm xuống thấp hơn so với kỳ hạn tháng 5 – sẽ hết hạn vào thứ Hai tuần tới.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 đóng cửa tăng 2,9 US cent hay 1,7% lên 1,757 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 10 USD hay 0,5% lên 2.040 USD/tấn.
Thị trường cà phê tiếp tục nhận được hỗ trợ bởi lo ngại vụ mùa năm nay của Brazil có thể ít hơn so với dự kiến trước đây vì thời tiết bất lợi.
"Các báo cáo về xuất khẩu chậm hơn từ Nam Mỹ và những lo ngại liên quan đến thời tiết, kết hợp với tồn kho giảm, đã hỗ trợ giá cà phê trong vài tuần qua," ING cho biết trong một báo cáo thị trường hôm thứ Hai.
Giá cà phê arabica được dự báo giảm 12% trong năm 2023, với sản lượng ở Brazil tăng sẽ khiến thế giới dư thừa cà phê trong niên vụ 2023/24, theo kết quả khảo sát của Reuters.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng theo xu hướng của chứng khoán trong nước và giá cao su trên thị trường Thượng Hải, đồng thời được hỗ trợ bởi đồng JPY yếu đi.
Hợp đồng cao su giao tháng 7 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1 JPY hay 0,4% lên 227,3 JPY (1,73 USD)/kg. Tại Thượng Hải giá cao su giao tháng 5 tăng 30 CNY lên 12.735 CNY (1.878 USD)/tấn. Dự trữ cao su tại các kho của sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,8% so với một tuần trước.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore giảm 0,1% xuống 140,5 US cent/kg.
Các thị trường cao su đang đợi dấu hiệu nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán và sau khi nước này dỡ bỏ các hạn chế về Covid-19 vào cuối năm 2022.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

74,79

+0,68

+0,92%

Dầu Brent

USD/thùng

81,70

+0,71

+0,88%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

62.550,00

+1.320,00

+2,16%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,50

+0,04

+1,59%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

239,36

+2,02

+0,85%

Dầu đốt

US cent/gallon

277,51

+0,64

+0,23%

Dầu khí

USD/tấn

798,75

+17,00

+2,17%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

78.500,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.885,60

+6,10

+0,32%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.952,00

+12,00

+0,15%

Bạc New York

USD/ounce

22,35

+0,11

+0,49%

Bạc TOCOM

JPY/g

94,70

-0,80

-0,84%

Bạch kim

USD/ounce

975,73

+0,72

+0,07%

Palađi

USD/ounce

1.603,60

+1,45

+0,09%

Đồng New York

US cent/lb

404,50

+1,00

+0,25%

Đồng LME

USD/tấn

8.871,50

-109,00

-1,21%

Nhôm LME

USD/tấn

2.533,50

-36,00

-1,40%

Kẽm LME

USD/tấn

3.131,00

-110,50

-3,41%

Thiếc LME

USD/tấn

26.880,00

-1.499,00

-5,28%

Ngô

US cent/bushel

678,25

-0,75

-0,11%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

751,00

+0,75

+0,10%

Lúa mạch

US cent/bushel

383,75

+0,25

+0,07%

Gạo thô

USD/cwt

17,54

-0,01

-0,06%

Đậu tương

US cent/bushel

1.524,50

+3,25

+0,21%

Khô đậu tương

USD/tấn

489,70

+0,70

+0,14%

Dầu đậu tương

US cent/lb

59,70

+0,20

+0,34%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

830,00

-0,80

-0,10%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.617,00

-4,00

-0,15%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

175,70

+2,90

+1,68%

Đường thô

US cent/lb

20,66

-0,58

-2,73%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

243,15

+1,40

+0,58%

Bông

US cent/lb

83,95

+0,68

+0,82%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

486,70

-13,10

-2,62%

Cao su TOCOM

JPY/kg

140,50

-1,40

-0,99%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)