Dầu cọ

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Bursa Malaysia đóng cửa tăng 79 ringgit, tương đương 2% lên 4.053 ringgit (987,33 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 6/3/2008.

Xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong 10 ngày đầu tháng 3/2021 giảm 22,6% xuống 309.898 tấn so với cùng kỳ tháng 2/2021, với lượng xuất khẩu sang Trung Quốc ít hơn.
Trong khi đó, nguồn cung khan hiếm do tồn trữ cuối tháng 2/2021 giảm hơn so với dự kiến, xuống 1,3 triệu tấn còn sản lượng ở mức thấp nhất trong 5 năm, theo dữ liệu của MPOB.
Theo các nhà phân tích của UOB, dự trữ dầu cọ giảm, việc thu hoạch đậu tương ở Nam Mỹ bị trì hoãn và nhu cầu cải thiện tại các thị trường lớn tiếp tục hỗ trợ giá.
Giá dầu cọ tăng còn do giá dầu thô tăng lên khi việc triển khai vắc xin Covid-19 rộng khắp đã củng cố triển vọng phát triển kinh tế và dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh khiến tăng sức hấp dẫn của dầu cọ làm nguyên liệu sản xuất dầu sinh học.
Giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên giảm 1% còn giá dầu cọ tăng 2%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,3%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá của các loại dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Đường
Kết thúc phiên vừa qua, giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn London tăng 10,5 USD, tương đương 2,2% lên 463,8 USD/tấn. Giá đường thô giao cùng kỳ hạn trên sàn ICE đóng cửa tăng 0,4 US cent, tương đương 2,4% lên 16,36 US cent/lb, được hỗ trợ bởi giá dầu thô và thị trường chứng khoán toàn cầu tăng, khi triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện.
Ấn Độ có khả năng sẽ không hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn trong niên vụ 2020/21 chủ yếu do thiếu container.

Nguồn: VITIC/Reuters