Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore tạo khuôn khổ pháp lí cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế Singapore trong công tác quản lí thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore - Ảnh 1.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore. (Ảnh minh họa. Nguồn: freepik)
Thông tin cơ bản về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore
Mục đích kí kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách:
- Miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước kí kết hiệp định.
- Khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại nước kí kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.
Ngoài ra, các hiệp định này còn tạo khuôn khổ pháp lí cho việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế Singapore trong công tác quản lí thuế quốc tế, nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.
Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định
1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một Nước kí kết hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở, hay chính quyền địa phương của Nước đó, đánh vào thu nhập, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.
2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập, bao gồm các khoản thuế đối với lợi nhuận từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản được coi là thuế đánh vào thu nhập.
3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định.
Tại Việt Nam
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế lợi tức ;
- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
- Thuế đối với nhà thầu phụ nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí;
- Thuế đối với nhà thầu nước ngoài.
Tại Singapore
- Thuế thu nhập.
Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho các loại thuế có tính chất tương tự, hay về căn bản giống như các loại thuế trên do từng nước kí kết ban hành sau ngày kí.
4. Hiệp định này để dùng, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của các Nước kí kết sẽ thông báo cho nhau biết những thay đổi cơ bản trong luật thuế của từng Nước.
Các thủ tục thỏa thuận song phương
1. Trường hợp một đối tượng là đối tượng cư trú của một Nước kí kết nhận thấy rằng việc giải quyết của nhà chức trách có thẩm quyền tại một, hay cả hai Nước kí kết làm cho đối tượng đó phải nộp thuế không đúng nội dung Hiệp định này, lúc đó đối tượng này có thể giải trình trường hợp của mình với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước kí kết nơi đối tượng đó đang cư trú, mặc dù trong các luật trong nước của hai Nước kí kết đã qui định những chế độ xử lí khiếu nại.
Trường hợp đó phải được giải trình trong thời hạn 3 năm kể từ lần thông báo đầu tiên dẫn đến hình thức thuế áp dụng không phù hợp với những qui định tại Hiệp định này.
2. Nhà chức trách có thẩm quyền sẽ cố gắng, nếu như việc khiếu nại là hợp lí và nếu bản thân nhà chức trách đó không thể đi đến một giải pháp thỏa đáng, phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước kí kết kia để cùng giải quyết trường hợp khiếu nại bằng sự thỏa thuận song phương, nhằm mục đích tránh đánh thuế không phù hợp với nội dung của Hiệp định này.
3. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước kí kết sẽ cùng nhau cố gắng giải quyết mọi khó khăn, hay vướng mắc nảy sinh trong quá trình giải thích hay áp dụng Hiệp định này.
4. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước kí kết có thể trực tiếp thông báo cho nhau với mục đích nhằm đạt được một thỏa thuận theo nội dung của những khoản trên đây.
 

Nguồn: vietnambiz/Kinh tế & Tiêu dùng