Đầu tiên là quy định của EU về các sản phẩm không phá rừng. EU đã công bố một đề xuất lập pháp cho quy định này vào tháng 11 năm 2021. Trong tháng 12/2022, EU đã đạt được thoả thuận cấm nhập khẩu một số sản phẩm trong trường hợp chúng được coi là góp phần thúc đẩy nạn phá rừng. Theo dự luật mới, các sản phẩm nằm trong danh sách bị cấm gồm dầu cọ, gia súc, đậu nành, cà phê, cacao, gỗ và cao su, được xác định là những yếu tố thúc đẩy nạn phá rừng nếu có xuất xứ từ vùng đất rừng bị tàn phá sau tháng 12/2020.
Các công ty nhập khẩu sẽ phải chứng minh sản phẩm không liên quan đến hoạt động phá rừng và phải chứng minh được thông tin địa lý chính xác về vùng đất xuất xứ của sản phẩm.
Một quy định quan trọng khác liên quan đến nhân quyền và luật thẩm định môi trường. EU đã công bố dự thảo quy định về thẩm định vào tháng 2 năm 2022. Quy định này yêu cầu các công ty kinh doanh ở châu Âu phải giải quyết các vấn đề về nhân quyền và môi trường trong chuỗi giá trị của họ.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà xuất khẩu ca cao?
Những luật này sẽ có tác động đáng kể đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước sản xuất ca cao. Người mua sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn và một phần trách nhiệm tuân theo các luật này sẽ chuyển sang cho nhà cung cấp. Do đó, nhu cầu về trách nhiệm giải trình, khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch sẽ tăng lên trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ cần tạo ra và chia sẻ thông tin tốt hơn. Và việc giám sát tốt hơn các tác nhân trong chuỗi cung ứng sẽ là cần thiết, đặc biệt là những tác nhân ở nơi xuất xứ sản phẩm.
Để đảm bảo ca cao không bị phá rừng, EU sẽ mô tả các quốc gia sản xuất là có rủi ro thấp, tiêu chuẩn hoặc cao thông qua một hệ thống định chuẩn. Các yêu cầu truy xuất nguồn gốc sẽ phụ thuộc vào mức độ rủi ro của quốc gia. Các khu vực rủi ro cao sẽ phải đáp ứng nhiều yêu cầu thẩm định hơn các khu vực rủi ro thấp.
Ví dụ, các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và những người tham gia thị trường khác có tiêu chuẩn môi trường cao, thông qua các biện pháp như nông lâm kết hợp và nông nghiệp tái tạo, có lợi thế rõ ràng. Tương tự, các doanh nghiệp có tiêu chuẩn xã hội cao như định giá hợp lý và bình đẳng giới, cũng như kiểm soát chuỗi cung ứng chặt chẽ hơn, sẽ nổi bật.
Cần làm gì để đáp ứng những yêu cầu này?
Tất cả các nhà xuất khẩu ca cao được yêu cầu thu thập thông tin chi tiết về hoạt động của họ. Do đó, số hóa và các công cụ khác là rất quan trọng. Để chứng minh rằng ca cao không đến từ khu vực có nạn phá rừng, có thể phải ghi lại tọa độ địa lý của trang trại hoặc đồn điền ca cao. Một cách khác có thể làm là thông qua bản đồ đa giác GPS. Lập bản đồ đa giác GPS theo dõi toàn bộ chu vi của một trang trại, giúp tăng tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc.
Ngoài ra, hãy tìm kiếm các chương trình hợp tác mới giúp chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp bền vững hơn. Là một phần của EGD, EU đang bắt đầu các dự án để hỗ trợ các chính sách và hành động mới của mình. Một ví dụ là khoản đầu tư 25 triệu euro gần đây vào Tây Phi để thúc đẩy sản xuất ca cao bền vững.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (Kiêm nhiệm Đan Mạch, Iceland