Quặng sắt tháng 1/2022 được giao dịch ngày 10/10 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên thấp hơn 0,3% ở mức 732,50 CNY(tương đương 113,66 USD)/tấn. Quặng sắt đã chạm mức 717,50 CNY/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 4 tháng 2/2021.
Giá nguyên liệu sản xuất thép trong tháng 10 được giao dịch trên Sàn Singapore giảm 0,4% xuống 129,15 USD/tấn.
Giá quặng sắt giao ngay giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng là 131,50 USD/tấn.
Giá quặng sắt đã có một vài tháng biến động nhưng kết thúc tháng 8 đã có sự thay đổi về lượng trên thị trường khiến các chuyên gia dự báo đã có sự điều chỉnh giảm dự báo cuối năm từ 175 USD/tấn xuống còn 125USD/tấn.
Trung Quốc đã tuyên bố sẽ hạn chế sản lượng thép thô trong năm nay ở mức không cao hơn sản lượng năm 2020 để hạn chế ô nhiễm công nghiệp. Nhưng thông tin về những hạn chế có thể tiếp tục được thắt chặt hơn nữa đã làm thị trường hoang mang.
Tại Giang Tô, tỉnh sản xuất thép lớn thứ hai của Trung Quốc, một chiến dịch giám sát mức tiêu thụ năng lượng giữa các doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các nhà sản xuất thép đã làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn tiếp tục hoạt động của các lò sản xuất có công suất lớn.
Giá than luyện cốc Đại Liên đã giảm khỏi mức tăng kỷ lục. Giá than luyện cốc giảm 4,9% nhưng tăng gần 13% trong tuần này. Giá than cốc giảm 6% sau khi tăng 20% trong phiên trước.
Sản lượng thép thô hàng tháng của Trung Quốc
Giá thép cây trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,3%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,4%. Giá thép không gỉ tăng 0,2%.
Lượng quặng nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 8/2021 tăng trở lại sau 5 tháng giảm liên tiếp. Mặc dù vậy, giới chuyên gia quan ngại những chính sách hạn chế khí thải carbon của Trung Quốc kèm với thị trường bất động sản chững lại và Bắc Kinh tìm kiếm đối tác nhập khẩu quặng sắt mới sẽ khiến Australia mất đi một khách hàng lớn.
Theo Australian Financial Review, nhiều dấu hiệu khác cho thấy chính phủ Trung Quốc muốn kìm hãm ngành thép để đạt mục tiêu khí hậu và hạ nhiệt thị trường bất động sản vốn đang rất nắng. Điều này khiến giá quặng sắt trong đầu tuần này giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng.
Tuy nhiên, dữ liệu xuất nhập khẩu trong tháng 8 cho thấy nhu cầu nhập khẩu quặng sắt từ Australia của Trung Quốc vẫn chưa đạt đỉnh mặc dù quan hệ thương mại giữa hai quốc gia này còn đang căng thẳng.
Theo đó, trong tháng 8, Australia xuất khẩu hơn 97 triệu tấn quặng sắt sang Trung Quốc, tăng 10% so với tháng 7/2021. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu xét về kim ngạch, giá trị nhập khẩu quặng sắt trong 8 tháng đầu năm nay cao hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá mặt hàng này tăng kỷ lục.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia quan ngại những chính sách hạn chế khí thải carbon của Trung Quốc bắt đầu ảnh hưởng đến ngành thép nước này.
Ngoài ra, một mối lo ngại khác đối với các công ty khai thác quặng của Australia là ngành bất động sản của Trung Quốc đã bắt đầu chững lại.
Evergrande, một trong những công ty bất động sản dân dụng lớn nhất Trung Quốc, cũng đã phải tạm dừng một số dự án và đứng trước nguy cơ không thể trả một số khoản vay. Nhiều người tỏ ra lo ngại tình cảnh của Evergrande một phần phản ánh hệ quả của cơn sốt bất động sản Trung Quốc thời gian qua.
Một số chuyên gia cảnh báo chính sách giảm carbon của Trung Quốc kèm với thị trường bất động sản chững lại và Bắc Kinh tìm kiếm đối tác nhập khẩu quặng sắt mới sẽ khiến Australia mất đi một khách hàng lớn.
“Trung Quốc đang tìm kiếm các đối tác cung cấp quặng sắt khu vực Châu Phi nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào Australia và Brazil” chuyên gia William Curtayne đến từ công ty nghiên cứu Milford Asset Management cho biết.