Giá than luyện cốc và than cốc của Trung Quốc tăng lên mức cao kỷ lục, do lo ngại về sự thắt chặt kéo dài nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép của nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới.
Giá than luyện cốc trong tháng 1 được giao dịch trên Sàn hàng hóa Đại Liên đã kết thúc phiên giao dịch cao hơn 7,2% lên mức 3.049,50 CNY (tương đương 472,00 USD)/tấn, sau khi chạm mức cao nhất là 3.071,50 CNY.
Giá than cốc tăng 5,3% lên 3.787,50 CNY/tấn, tăng phiên thứ 9 liên tiếp, nhưng đã xuống khỏi mức đỉnh 3.838,50 CNY.
Giá quặng sắt giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 1,6% xuống 129,50 USD/tấn.
Cuộc khủng hoảng nguồn cung than mà Trung Quốc dự kiến sẽ giảm bớt vào tháng 7 tiếp tục làm ảnh hưởng đến lĩnh vực thép của nước này khi các mỏ địa phương phải đối mặt với những hạn chế khắt khe hơn về môi trường và an toàn.
Trong khi đó, nhập khẩu bị giảm sút do lệnh cấm đối với than của Australia và việc hạn chế do dịch COVID-19 đã cản trở các chuyến hàng từ Mông Cổ.
Các nhà phân tích cho biết các doanh nghiệp luyện cốc, đặc biệt là ở các tỉnh Sơn Tây và Sơn Đông, đã bị ảnh hưởng bởi việc bảo vệ môi trường và sự giám sát an toàn khắt khe hơn của chính quyền.
Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng mua thêm các sản phẩm khoáng sản và nông nghiệp từ Mông Cổ và sẽ làm việc với nước này để đảm bảo thương mại qua biên giới của họ không bị cản trở.
Giá than luyện cốc của Trung Quốc đã tăng 90% trong 5 tháng qua do lo ngại về nguồn cung gia tăng.
Khi than luyện cốc và than cốc đạt mức đỉnh mới, quặng sắt - một nguyên liệu sản xuất thép khác - vẫn chịu áp lực trong bối cảnh sản lượng thép của Trung Quốc giảm tốc.
Giá quặng sắt Đại Liên giao tháng 1 giảm 2,7% xuống 730 CNY (tương đương 113 USD)/tấn, sau khi chạm mức 717,50 CNY trong phiên trước đó, mức thấp nhất kể từ ngày 4 tháng 2.
Giá quặng sắt giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 1,6% xuống 129,50 USD/tấn.
Giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 4,5%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 2,7%. Giá thép không gỉ tăng 1,2%.