Trong phiên giao dịch ngày 24/8/2023, giá quặng sắt kỳ hạn tăng với giá quặng sắt tại Singapore đạt mức cao nhất 4 tuần trong đợt tăng dài nhất kể từ đầu tháng 6 và giá quặng sắt tại Đại Liên dao động quanh mức cao nhất trong 2 năm, khi các thương nhân tiếp tục đặt cược vào sự cải thiện nhu cầu ở Trung Quốc.
Dự trữ nguyên liệu sản xuất thép tại cảng tại Trung Quốc đang giảm dần đã góp phần thúc đẩy đà tăng, khi các nhà máy tăng cường sản xuất trước hoạt động xây dựng trong nước theo mùa từ tháng 9 đến tháng 10.
Hợp đồng quặng sắt chuẩn tháng 9 trên Sàn giao dịch Singapore đã tăng tới 1,1% đạt 114,50 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 26/7.
Giá quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trong tháng 1 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc tăng 1,3% lên 828,50 CNY/tấn (tương đương 113,85 USD)/tấn, gần mức cao nhất hai năm là 832,50 CNY/tấn.
Quặng sắt giao ngay cũng đạt mức cao nhất trong 4 tuần ở mức 115,50 USD/tấn, do chính sách hỗ trợ của Trung Quốc cho sự phục hồi kinh tế đang chững lại của nước này cũng củng cố tâm lý chấp nhận rủi ro.
Không có chỉ thị rõ ràng từ chính quyền Trung Quốc về giới hạn sản lượng thép dự kiến trong năm nay, các nhà máy đã tăng cường sản xuất trong bối cảnh tồn kho thấp.
Công ty tư vấn Mysteel cho biết, sản lượng thép thô trung bình hàng ngày của các thành viên Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc tăng 2,9% lên 2,22 triệu tấn trong thời gian từ ngày 11 đến ngày 20/8 so với 10 ngày trước đó.
Các chiến lược gia hàng hóa của ING cho biết, tồn kho quặng sắt tại Trung Quốc giảm, hiện đang ở mức thấp nhất kể từ cuối tháng 8/2020, cũng có thể khuyến khích các nhà máy trong nước bắt đầu bổ sung hàng.
Giá thép tại Thượng Hải và các thành phần sản xuất thép khác ở Đại Liên cũng tăng. Với giá than cốc tăng 1,1% và than luyện cốc tăng 0,1%.
Giá thép cây tăng 0,3%, giá thép cuộn tăng 0,1% và giá thép thanh tăng 2,9%. Giá thép không gỉ giảm 1,1%.
 

Nguồn: VINANET/VITIC/Reuters