Hiện nay, giá rhodium đã lên tới 29.200 USD/ounce do nhu cầu gia tăng từ ngành công nghiệp ô tô, nhất là các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc và Châu Âu, để đáp ứng những tiêu chuẩn về khí thải.

Rhodium được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác ô tô để giảm thiểu khí thải nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường ngày càng khắt khe hơn. Việc sử dụng kim loại hiếm này ước tính chỉ chiếm khoảng 0,0002 phần triệu của vỏ trái đất.

Nhu cầu mạnh đã dẫn tới việc giá rhodium biến động rất mạnh kể từ năm 2019.
Hiện rhodium đắt gấp 17 lần so với vàng (giá vàng hiện khoảng 1.700 USD/ounce), gấp 12 lần so với palađi (có giá 2.355 USD/ounce) và 25 lần so với bạch kim (1.139,46 USD/ounce). Một ounce rhodium hiện có giá trị tương đương 1 chiếc xe hơi Toyota Innova, Kia Carnival, hoặc Tata Harrierm hoặc Honda Civic hoặc nhiều dòng xe ô tô cao cấp khác.
Rhodium là kim loại cứng, bề ngoài giống như crôm và có khả năng chống ăn mòn rất tốt, do đó được các nhà sản xuất ô tô ưa chuộng. Nhu cầu ngày càng tăng từ ngành công nghiệp ô tô để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt đang làm gia tăng tình trạng thiếu hụt nguồn cung rhodium mà thị trường đang phải đối mặt.
Nam Phi là nhà sản xuất rhodium lớn nhất thế giới, chiếm từ 80% - 90% tổng sản lượng toàn cầu. Nguồn cung từ nước này bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và hầu như không có đầu tư vào các mỏ mới trong vài thập kỷ qua là nguyên nhân khiến giá rhodium tăng phi mã.
Nga là nhà sản xuất lớn thứ hai với sản lượng 65.000 - 68.000 ounce hàng năm, phần còn lại của thế giới sản xuất dưới 70.000 ounce. Tuy nhiên, nguồn cung cấp rhodium của Nga phải chịu sự can thiệp chính trị.
Các nhà sản xuất ô tô đã bắt đầu phàn nàn về việc giá rhodium ở Ấn Độ tăng mạnh. Tháng trước, Maruti Suzuki cho biết việc tăng giá hàng hóa, đặc biệt là rhodium và palladium được sử dụng trong chất xúc tác để đáp ứng các tiêu chuẩn phát thải, đang gây áp lực lên chi phí của họ.
Theo các công ty kinh doanh phế liệu rhodium, các nhà sản xuất (ô tô) là lý do chính làm gia tăng thiếu hụt nguồn cung.

Nguồn: VITIC/Thehindubusinessline