Giá kim loại thiếc ở hai sàn giao dịch kim loại quan trọng là Sàn giao dịch kim loại London (LME) và Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) đều đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá thiếc trên Sàn giao dịch kim loại London ngày 24/6 đã tăng lên mức cao kỷ lục 36.830 USD/tấn và tăng 3,5% lên mức 36.700 USD.

Giá kim loại thiếc chạm mức cao nhất mọi thời đại, tăng 68% từ đầu năm đến nay - Hình 1

Diễn biến giá kim loại thiếc trên sàn LME trong 12 tháng trở lại đây
Giá kim loại này tăng một phần do sự gián đoạn nguồn cung và nhu cầu bùng nổ đối với thiết bị điện tử ở các nước sản xuất lớn, nơi thiếc được sử dụng để hàn kết nối các bộ phận phục vụ cho sản xuất, xây dựng....
ITA cho biết, thâm hụt thị trường thiếc toàn cầu vào năm 2022 dự kiến sẽ tăng lên 12.700 tấn  thay cho mức 10.200 tấn của năm nay.
Sự sụp đổ của tập đoàn Evergrande  cùng với các khoản nợ khổng lồ đã khiến các nhà đầu tư lo lắng về những tác động lớn hơn ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.
Điều này có thể tạo ra "những luồng gió tiêu cực đối với các kim loại cơ bản được sử dụng nhiều trong xây dựng như đồng và nhôm", nhà phân tích Natalie Scott-Gray của StoneX cho biết.
Hãng tin Reuters cho biết một số khách hàng tại Mỹ hiện sẵn sàng trả giá cao hơn 4.000 USD/tấn so với mức giá trên sàn LME để thu mua các lô hàng kim loại thiếc. Trong khi đó, các khách hàng tại Châu Âu có thể trả giá cao hơn từ 1.500 USD – 2.000 USD/tấn so với mức giá trên sàn LME để có hàng giao ngay.
Hồi tháng 2/2021, mức chênh lệch giá giữa thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn của thiếc trên sàn LME lên đến 6.500 USD/tấn do các lo ngại đứt gãy nguồn cung. Mức chênh lệch hiện đã giảm xuống chỉ còn 480 USD/tấn. Tuy nhiên, đây vẫn là mức chênh lệch giá tương đối cao so với các năm trước.
Hiện lượng dự trữ kim loại thiếc sẵn có tại các kho thuộc sàn LME chỉ ở mức 1.551 tấn, gần mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2016. Dự trữ tại các kho London giảm 25 tấn xuống 1.155 tấn.
Lượng tồn trữ kim loại thiếc trên sàn SHFE hiện cũng ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu do chênh lệch giá thiếc giữa thị trường Trung Quốc và thị trường quốc tế tăng vọt, kích thích Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu thiếc. Tổng lượng thiếc xuất khẩu của nước này trong 6 tháng đầu năm nay đạt 8.454 tấn, tăng mạnh so với mức 2.135 tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc đã chuyển từ nước nhập khẩu ròng thiếc sang xuất khẩu ròng 5.800 tấn tính từ đầu năm đến nay.
Bên cạnh đó, nguồn cung thiếc nội địa của Trung Quốc đang suy giảm khi hãng sản xuất thiếc lớn nhất nước này Yunnan Tin phải ngưng hoạt động một phần để bảo dưỡng lò luyện trong vòng 45 ngày. Các nhà sản xuất thiếc khác tại phía Nam Trung Quốc cũng phải thu hẹp hoạt động khi tình trạng thiếu điện nghiêm trọng xảy ra tại đây.
Thiếc cũng là kim loại công nghiệp có mức tăng cao nhất. Tính từ đầu năm đến nay, giá kim loại thiếc trên thị trường quốc tế đã tăng 68%; trong khi đó, giá nhôm chỉ tăng 27%.
Đà tăng giá của kim loại thiếc chủ yếu do lượng tồn trữ kim loại này đang ở mức thấp kỷ lục và hoạt động cung ứng thiếc trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến các nhà sản xuất thiết bị điện tử chịu áp lực lớn trong việc tăng cường tích trữ thiếc và đẩy giá kim loại tăng cao.
Ngoài ra các mặt hàng kim loại khác cũng có sự thay đổi: Giá đồng tăng 0,9% lên 9.363 USD/tấn, giá nhôm giảm 0,7% xuống 2.929 USD, giá kẽm tăng 1% lên 3.121 USD, giá chì tăng 1,7% lên 2.157 USD, trong khi giá nikel giữ nguyên ở mức 19.365 USD.

Nguồn: VINANET/VITIC/Reuters