Cuối phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.776,65 USD/ounce, đảo ngược xu hướng tăng ở phiên trước đó, trong khi USD hồi phục về cuối phiên sau khi giảm lúc đầu phiên. Vàng kỳ hạn tháng 8 kết thúc ở mức giảm 0,4% xuống 1.776,70 USD/ounce.
|
Giá vàng kỳ hạn tương lai đóng cửa phiên 24/6
|
Ngày 22/6, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết lãi suất sẽ không được điều chỉnh tăng quá nhanh và lạm phát không phải là yếu tố quyết định chính sách duy nhất.
Một ngày sau đó, ngày 23/6, hai quan chức Fed hôm cho biết lạm phát có thể tồn tại lâu hơn dự đoán, với một quan chức dự đoán việc tăng lãi suất sẽ được tiến hành vào cuối năm 2022.
Giá vàng trong nước chiều 24/6:
Giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM được niêm yết 56,50-57,05 triệu đồng/lượng, giảm 50 nghìn đồng chiều mua vào và bán ra so với cùng thời điểm phiên trước.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng giảm 200 nghìn đồng chiều mua vào và 50 nghìn đồng chiều bán ra còn 56,45-56,95 triệu đồng/lượng.
Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ giảm mạnh 200 nghìn đồng hai chiều về 51,50-52,20 triệu đồng/lượng.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giữ nguyên 51,86-52,46 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…
Các nhà đầu tư vàng bạc đã phớt lờ dữ liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ giảm và GDP nước này quý I tăng 6,4%.
Alex Turro, chiến lược gia thị trường cấp cao thuộc RJO Futures cho biết lo ngại về khả năng tăng lãi suất và giảm bớt mua tài sản từ Fed vẫn đang đè nặng lên tâm lý trên thị trường vàng và dự báo sẽ còn tiếp tục gây áp lực giảm giá cho đến khi thị trường có những thông tin rõ ràng hơn về chính sách.
Ông Turro thêm rằng lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng cũng cản trở giá vàng đi lên, bởi làm cho vàng vốn không mang lại lãi suất trở nên kém hấp dẫn hơn.
Chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, Daniel Ghali, cũng cho rằng việc mua vàng vật chất ở các trung tâm hàng đầu là Ấn Độ và Trung Quốc có thể vẫn yếu trong thời gian tới, gây thêm áp lực cho thị trường.