“Nếu phạm vi tiêm chủng (Covid-19) tăng lên, chúng ta có thể sẽ thấy sự phục hồi kinh tế hỗ trợ nhu cầu vàng của người tiêu dùng trong thời gian từ nay đến cuối năm. Trong khi đó, đối với nhu cầu vàng đầu tư của các tổ chức, dự báo lạm phát cũng sẽ thúc đẩy sự quan tâm của các tổ chức đối với vàng.
Dựa trên các số liệu hàng quý mới nhất từ WGC cho thấy, thị trường vàng của nước này ước tính phục hồi trong quý 2/2021, với nhu cầu đồ trang sức tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhu cầu vàng miếng và xu vàng tăng 92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Malaysia đã tiêm tổng cộng 20.533.660 liều vaccine Covid-19 kể từ khi Chương trình Tiêm chủng Covid-19 Quốc gia (PICK) bắt đầu vào ngày 24 tháng 2. Con số này bao gồm 13.816.971 người đã tiêm 1 mũi và 6.716.689 người tiêm 2 mũi.
Theo Naylor, yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu vàng là sự phục hồi kinh tế, hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng và công nghệ, theo đó khoảng 7% nhu cầu đối với vàng đến từ lĩnh vực công nghệ.
“Mặc dù dòng tiền chảy ra vào cuối năm 2020 và trong quý đầu tiên năm nay, sự quan tâm từ các tổ chức đầu tư đang tăng lên và chúng tôi đã thấy dòng tiền ròng vào các quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng (ETF) trong quý 2 năm nay,” ông nói và cho biết thêm, với nhận định nhu cầu vàng tăng do dự báo lạm phát trong trung và dài hạn.
Ông cho biết thêm, vàng là một khoản đầu tư chiến lược vì một số lý do với hơn 175 tỷ đô la Mỹ (1 đô la Mỹ = 4,22 RM) được giao dịch mỗi ngày.

Nguồn: VITIC / theborneopost.