Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 419,00 điểm hôm 29/10/2020, tăng 0,13% tương đương 0,56 điểm so với chỉ số trước đó hôm 28/10/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 370,86 điểm, giảm 0,48% tương đương 1,8 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 428,10 điểm, tăng 0,23% tương đương 1,00 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 30/10/2020 tăng do tồn trữ thép tại Trung Quốc giảm, làm gia tăng lạc quan về nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép, song giá quặng sắt có tháng giảm mạnh nhất do nguy cơ nguồn cung suy giảm.
Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng phiên thứ 4 liên tiếp, tăng 3,2% lên 803 CNY (119,8 USD)/tấn. Giá quặng sắt tại Singapore tăng 1% lên 112,29 USD/tấn.
Các sản phẩm thép chủ yếu tại 184 nhà máy thép Trung Quốc tính đến 22-28/10/2020 giảm tuần thứ 3 liên tiếp xuống 6,05 triệu tấn, do nhu cầu từ các nhà tiêu thụ tăng.
Nhập khẩu quặng sắt hàng tuần vào Trung Quốc từ Australia giảm cũng thúc đẩy giá tăng trong tuần này.
Giá quặng sắt có thể giảm xuống 100 USD/tấn vào cuối năm nay và hơn nữa vào năm tới, Erik Hedborg, nhà phân tích quặng sắt cấp cao thuộc CRU, London cho
biết.
Vale SA cho biết, tồn trữ quặng sắt trong quý 3/2020 tăng và sẽ giảm khoảng cách giữa sản lượng và doanh số bán trong vài tháng tới.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng 1,3%, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,8%, trong khi giá thép không gỉ giảm 0,9%.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 1,1% và than cốc tăng 1,5%.
Các thông tin khác:
Thép: Trong giai đoạn từ tháng 4-9/2020, Trung Quốc nhập khẩu 1,9 triệu tấn, chiếm 29% trong tổng xuất khẩu thép của Ấn Độ.
Bởi vậy, Trung Quốc trở thành nước mua lớn nhất của Ấn Độ và xuất khẩu thép thành phẩm của Ấn Độ đạt mức cao nhất trong 6 năm gần đây.
Một loạt các hạn chế thương mại được đưa ra bởi căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Nguồn: VITIC/Reuters