Giá vàng giao ngay tăng 1,3% lên 2.320,04 USD/ounce, sau khi đạt mức cao kỷ lục 2.324,79 USD trong phiên giao dịch trước đó. Giá vàng thỏi đã tăng 3,8% trong tuần này và đang hướng tới tuần tăng thứ ba liên tiếp.
Giá vàng tương lai của Mỹ tăng 1,4% lên 2.339,70 USD/ounce.
Phillip Streible, chiến lược gia trưởng thị trường tại Blue Line Futures tại Chicago cho biết, có quá nhiều dòng vốn chảy vào và mọi người đang theo đuổi mức cao của thị trường, điều này đang hỗ trợ giá vàng cùng với lực mua mạnh mẽ của ngân hàng trung ương và hoạt động mua đầu cơ.
Trong khi đó, bảng lương phi nông nghiệp đã tăng 303.000 việc làm trong tháng trước. Các nhà kinh tế dự báo sẽ có 200.000 việc làm, với ước tính từ 150.000 đến 250.000.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cho biết, ngân hàng trung ương không vội giảm chi phí đi vay sau khi giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 5,25% -5,50% hiện tại vào tháng trước.
David Meger, giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures cho biết, tại một thời điểm nào đó vào cuối năm nay với những lo ngại về lạm phát vẫn còn phần nào đó, đó vẫn là môi trường tích cực cơ bản cho thị trường vàng.
Các nhà giao dịch hiện đang định giá khoảng 59% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6/2024.
Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi.
Bart Melek, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại TD Securities cho biết, một số người cũng có thể đã chốt một số vị thế bán và sau đó các kỹ thuật viên đã vượt qua mức kháng cự 2.300 USD.
Giá bạc giao ngay tăng 1,4% lên 27,30 USD/ounce. Giá Platinum ổn định ở mức $925,15. Cả hai đều đang trên đà tăng hàng tuần.
Trong khi đó giá Palladium giảm 1,7% xuống còn 1.003,50 USD và có xu hướng giảm hàng tuần.
Nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục thống trị thị trường ngay cả khi tốc độ mua chậm lại.
Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương toàn cầu đã tăng 19 tấn trong tháng Hai. Tuy nhiên, lượng mua vào đã giảm 58% so với tháng Một do một số ngân hàng trung ương cũng tăng lượng bán vàng.
Tuy nhiên, nhà phân tích thị trường Krishan Gopaul tại WGC, cho rằng nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương vẫn ổn định trong những tháng đầu năm 2024.
Ông Gopaul cho biết các ngân hàng trung ương bổ sung 64 tấn vàng trong tháng Một và tháng Hai, giảm hơn 43% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng tăng gấp 4 lần so với năm 2022. Mặc dù nhu cầu từ các ngân hàng trung ương giảm tốc trong tháng Hai, nhưng xu hướng mua vàng vẫn được duy trì.
WGC lưu ý rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) tiếp tục thống trị thị trường vàng khi mua 12 tấn trong tháng Hai.
Ông Gopaul cho biết tính cả tháng Hai, dự trữ vàng của PBoC đã tăng 16 tháng liên tiếp, dù tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ vào khoảng 4%.
Nhiều nhà phân tích kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục mua vàng vì nước này muốn đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối khỏi đồng USD.
Trong khi nhu cầu của Ngân hàng trung ương Trung Quốc thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường, WGC đã nhấn mạnh các xu hướng quan trọng khác. Trung Quốc không phải là khách mua vàng duy nhất.
Ngân hàng Quốc gia Czech (Séc) đã tăng dự trữ vàng thêm 2 tấn trong tháng Hai, kéo dài đợt mua lên 12 tháng liên tiếp. Ông Gopaul cho biết trong đợt mua trên, Czech đã mua tổng cộng gần 22 tấn, nâng lượng vàng nắm giữ lên 34 tấn, tăng hơn 183% so với cuối tháng 2/2023.
Cơ quan Tiền tệ Singapore đã mua 2 tấn vàng trong tháng Hai, mức tăng dự trữ đầu tiên kể từ tháng Chín.
Những khách mua đáng chú ý khác bao gồm Ngân hàng Quốc gia Kazakhstan, nơi đã tăng dự trữ vàng thêm 6 tấn. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cũng đã mua 6 tấn vàng trong tháng Hai.
Hội đồng Vàng Thế giới cho biết số liệu dự trữ mới nhất chỉ cho thấy chỉ có hai khách hàng bán vàng lớn, trong đó, Ngân hàng trung ương Uzbekistan đã bán 12 tấn vàng trong tháng Hai, trong khi Ngân hàng trung ương Jordan giảm lượng dự trữ 4 tấn.
Mặc dù hoạt động mua vàng của ngân hàng trung ương chậm lại đáng kể, các nhà phân tích kỳ vọng rằng nhu cầu mua vào sẽ không sớm dừng lại, mang lại hỗ trợ cho thị trường.
Một số chuyên gia cho rằng nhu cầu mua vàng của ngân hàng trung ương là yếu tố chính đằng sau đợt tăng giá mới nhất của vàng lên trên 2.300 USD/ounce.
Bảng so sánh giá các mặt hàng kim loại quý ngày 5/4/2024
Mặt hàng
|
Hôm nay
|
So với
hôm qua
|
So với
1 tuần trước
|
So với
1 tháng trước
|
So với
1 năm trước
|
Vàng
USD/ounce
|
2273,06
|
-0,77%
|
0,99%
|
5,80%
|
13,19%
|
Bạc
USD/ounce
|
26,474
|
-1,39%
|
5,43%
|
9,58%
|
5,89%
|
Bạch kim
USD/ounce
|
937,60
|
-0,57%
|
3,23%
|
3,31%
|
-6,95%
|
Titan
USD/KG
|
6,63
|
0,00%
|
0,00%
|
0,00%
|
-18,95%
|
Palladium
USD/ounce
|
1015,50
|
-1,02%
|
-0,04%
|
-2,64%
|
-30,81%
|
Rhodium
USD/ounce
|
4725
|
0,00%
|
2,16%
|
6,18%
|
-35,27%
|