Chi tiêu kinh doanh là cơ sở của sản xuất và giúp bù cho sản lượng ô tô đang sụt giảm. Việc sản xuất chiếm khoảng 12% nền kinh tế Mỹ.
Bộ Thương mại cho biết các đơn đặt hàng hàng hóa sản xuất đã giảm 3,3% trong bối cảnh nhu cầu thiết bị giao thông sụt giảm. Đây là đợt sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2014 và tiếp sau đợt sụt giảm 3,2% trong tháng 6.
Các đơn hàng không tính thiết bị giao thông tăng 0,5% sau khi tăng 0,1% trong tháng trước. Các đơn hàng tư liệu sản xuất phi quốc phòng không tính máy bay, được xem như thước đo kế hoạch chi tiêu kinh doanh, đã tăng 1% trong tháng 7 thay vì tăng 0,4% như tháng trước đã báo cáo.
Các đơn hàng tư liệu sản xuất lõi giảm 0,1% trong tháng 6. Xuất khẩu tư liệu sản xuất lõi, được sử dụng để tính chi tiêu cho thiết bị kinh doanh trong báo cáo tổng sản phẩm quốc nội, đã tăng 1,2% trong tháng 7 thay vì tăng 1,0% trong báo cáo trước đó. Sự tăng vọt trong xuất khẩu cho thấy chi tiêu kinh doanh đối với thiết bị mạnh hơn trong đầu quý 3.
John Ryding, nhà kinh tế trưởng tại RDQ Economics, New York cho biết “sự phục hồi trong đầu tư thiết bị kinh doanh bắt đầu cuối năm ngoái dường như tiếp tục trong nửa cuối năm 2017”.
Đầu tư kinh doanh trong thiết bị tăng ở tốc độ 8,8% trong quý 2 so với cùng quý năm trước, tốc độ nhanh nhất kể từ quý 3 năm 2015. Chi tiêu kinh doanh đang mạnh ngay cả khi sự gia tăng trong việc khoan dầu mỏ và khí đốt bắt đầu yếu dần bởi nguồn cung phong phú đã hạn chế giá dầu thô.
Trong tháng 7, các đơn hàng máy tính và sản phẩm điện tử đã tăng 2,1%, tăng mạnh nhất trong một năm. Đơn hàng thiết bị điện, đồ gia dụng và linh kiện tăng 2,6%, cũng tăng mạnh nhất trong một năm.
Nhu cầu máy móc yếu
Tuy nhiên đơn hàng máy móc giảm 0,9%, giảm mạnh nhất trong 9 tháng, tiếp sau tăng 0,5% trong tháng 6. Các đơn hàng máy công nghiệp giảm 0,8%.
Các đơn hàng máy khai thác, mỏ dầu và mỏ khí đốt tăng 1,7% sau khi tăng 2,5% trong tháng 6. Nhu cầu đang chậm lại do giá dầu giảm dưới 50 USD/thùng và các giàn khoan dầu đang hoạt động gần mức thấp hai năm.
Các đơn hàng thiết bị giao thông giảm 19,2%, giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2014. Điều đó phản ánh các đơn hàng máy bay dân dụng giảm 70,8%. Boeing đã báo cáo trên trang web rằng họ chỉ nhận được 22 đơn hàng máy bay trong tháng 7, giảm mạnh từ 184 đơn trong tháng trước.
Các đơn hàng động cơ ô tô giảm 0,9% sau khi không đổi trong tháng 6. Doanh số bán ô tô đạt đỉnh điểm vào tháng 12 năm ngoái, đang dẫn dắt sự sụt giảm trong sản xuất ô tô do các nhà sản xuất giảm tồn kho dư thừa.
Sản xuất có thể được thúc đẩy từ một dự đoán nhu cầu ô tô tăng vọt do cư dân tại vùng bão Texas thay thế phương tiện đi lại bị thiệt hại do ngập lụi.
Trong tháng 7, các đơn hàng chưa thanh toán tại các nhà máy giảm 0,3% sau khi tăng 1,3% trong tháng 6. Tồn kho sản xuất tăng 0,2%, tăng tháng thứ hai liên tiếp.
Xuất khẩu tăng 0,3%. Kết quả là tỷ lệ tồn kho với xuất khẩu giảm xuống 1,37 từ mức 1,38 trong tháng 6.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet