Tình hình kinh tế trong nửa cuối năm 2024 có xu hướng không tốt đang gây áp lực lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong việc đưa ra nhiều chính sách hơn trong bối cảnh bất động sản suy thoái kéo dài, tình trạng thất nghiệp dai dẳng, nợ nần và căng thẳng thương mại gia tăng.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc (NBS), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 tăng 0,6% so với tháng 8/2023, tăng so với mức tăng 0,5% trong tháng 7/2024, nhưng thấp hơn mức dự báo tăng 0,7% của Reuters.
Thời tiết cực đoan trong mùa hè này, từ lũ lụt đến nắng nóng đã đẩy giá nông sản tăng cao, góp phần đẩy lạm phát nhanh hơn. Giá thực phẩm đã tăng 2,8% trong tháng 8/2024 so với kết quả không thay đổi trong tháng 7/2024, trong khi lạm phát phi thực phẩm là 0,2%, giảm từ mức 0,7% trong tháng 7. Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và nhiên liệu là 0,3% trong tháng 8, giảm từ mức 0,4% trong tháng 7.
Chỉ số lạm phát tiêu dùng tháng 8/2024 đã tăng 0,4% so với tháng 7/2024, so với mức tăng 0,5% trong tháng 7 và không đạt kỳ vọng của các nhà kinh tế về mức tăng 0,5%.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Bến Thượng Hải ở Thượng Hải vào đầu tháng 9/2024, Ông Yi Gang - cựu Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc đã kêu gọi nỗ lực chống lại áp lực giảm phát.
Chiến dịch của Trung Quốc dành 41 tỷ USD trái phiếu kho bạc siêu dài hạn để hỗ trợ dự án nâng cấp thiết bị và đổi cũ lấy mới hàng tiêu dùng đã tỏ ra thờ ơ trong việc thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng, với doanh số bán ô tô của Trung Quốc tháng 7/2024 giảm tháng thứ tư liên tiếp.
Hoạt động kinh tế trì trệ đã khiến các chuyên gia giảm dự báo tăng trưởng Trung Quốc năm 2024 xuống dưới mục tiêu chính thức khoảng 5%.
Một quan chức ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết, Trung Quốc có khả năng giảm lượng dự trữ tiền mặt tại các ngân hàng.
Chỉ số giá sản xuất trong tháng 8/2024 giảm 1,8% so với tháng 8/2023, mức giảm lớn nhất trong 4 tháng, giảm mạnh so với mức giảm 0,8% trong tháng 7 và thấp hơn mức giảm dự báo 1,4%.

Nguồn: Vinanet/VITIC/asia.nikkei.com