Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC vừa công bố báo cáo Vietnam At A Glance tháng 7/2022, cập nhật lại các dự báo chính đối với thị trường Việt Nam. Theo đó, HSBC cho rằng, quý 2/2022, tăng trưởng của Việt Nam đạt 7,7% so với cùng kỳ, cao nhất trong 11 năm qua, phần lớn do được hưởng lợi từ việc tái mở cửa nền kinh tế. HSBC dự báo, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 6,9% (trước đây dự báo 6,6%), đồng thời hạ dự báo tăng trưởng 2023 xuống 6,3% (từ mức 6,7%). Tuy nhiên, HSBC cho rằng, khủng hoảng năng lượng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam…
Tốc độ ấn tượng
Như nhiều quốc gia khác, những rủi ro về biến chủng Omicron đang dần qua đi và các hạn chế được nới lỏng đã tạo cơ sở để Việt Nam trở lại trạng thái bình thường. Nhờ vào phục hồi trên diện rộng, GDP quý 2/2022 của Việt Nam đã tăng ngoạn mục 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành dịch vụ, vốn đã từng chịu hậu quả kinh tế nặng nề, nay cũng đã phục hồi ấn tượng. Cụ thể, những ngành dịch vụ liên quan đến du lịch và phục vụ khách hàng được hưởng lợi phần lớn từ việc tái mở cửa lâu dài. Trong khi đó, ngành sản xuất tiếp tục tăng trưởng, giúp xuất khẩu đạt đỉnh cao lịch sử.
Tuy nhiên, ảnh hưởng từ giá năng lượng cao đang ngày càng rõ ràng hơn. Một mặt, giá cả hàng hóa leo thang đã dẫn đến thâm hụt thương mại trong quý 2/2022, có thể khiến tình hình tài khoản vãng lai vốn không được khả quan sẽ còn trầm trọng hơn. Mặt khác, dù cho tiêu dùng gia đình đã phục hồi vững chắc, giá dầu cao sẽ có thể khiến túi tiền của người dân vơi đi nhiều, làm giảm tốc độ hồi phục thời gian qua. Áp lực giá cả đã bắt đầu thể hiện, mặc dù vẫn ở mức độ có thể kiểm soát được so với các quốc gia khác trong khu vực.
Với những nguyên nhân đó, HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm 2022, có khả năng đứng đầu toàn khu vực. Về mặt giá cả, HSBC dự báo lạm phát sẽ ở mức trung bình 3,5% trong năm 2022, nhưng đà lạm phát sẽ có thể tạm thời vượt mức trần 4% ở một vài thời điểm, đòi hỏi cần bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Số liệu GDP của Việt Nam

% so với cùng kỳ

 

Đóng góp vào GDP, ppt

 

Quý 3/2021

Quý 4/2021

Quý 1/2022

Quý 2/2022

 

Quý 3/2021

Quý 4/2021

Quý 1/2022

Quý 2/2022

GDP

-6.0

5.2

5.1

7.7

 

-6.0

5.2

5.1

7.7

Nông, lâm, ngư nghiệp

1.2

3.2

2.5

3.0

 

0.2

0.4

0.3

0.5

Nông nghiệp

2.7

2.9

2.4

2.2

 

0.2

0.3

0.2

0.3

Lâm nghiệp

2.6

5.1

4.5

5.4

 

0.0

0.0

0.0

0.0

Ngư nghiệp

-3.9

3.5

2.6

4.9

 

-0.1

0.1

0.1

0.2

Công nghiệp & Xây dựng

-5.5

5.6

6.4

8.9

 

-2.0

2.1

2.4

3.3

Công nghiệp

-4.4

6.5

7.0

9.9

 

-1.3

1.9

2.2

3.0

Công nghiệp:

Khai thác mỏ và đá

-9.1

-2.7

1.1

3.4

 

-0.4

-0.2

0.1

0.2

Công nghiệp: Sản xuất

-4.1

8.0

7.7

11.5

 

-0.8

1.5

1.7

2.4

Công nghiệp:

Điện và Khí đốt

-2.6

5.5

7.1

5.2

 

-0.1

0.2

0.4

0.2

Công nghiệp: Cấp nước, Quản lý chất thải

-0.2

3.6

6.5

6.6

 

0.0

0.0

0.0

0.0

Xây dựng

-10.1

2.1

3.3

4.0

 

-0.7

0.2

0.2

0.2

Dịch vụ

-8.6

5.4

4.6

8.6

 

-3.4

2.1

1.9

2.9

Bán sỉ, Bán lẻ & Các phương tiện cơ giới

-17.1

4.9

3.4

8.3

 

-1.7

0.5

0.4

0.7

Vận chuyển & Lưu trữ

-19.6

0.9

7.0

9.4

 

-0.6

0.0

0.2

0.2

Dịch vụ Ăn uống & Lưu trú

-54.1

-15.3

-1.2

25.9

 

-1.8

-0.5

0.0

0.6

Công nghệ thông tin

5.1

8.1

5.9

6.3

 

0.1

0.1

0.1

0.1

Hoạt động Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm

7.9

11.2

9.8

9.2

 

0.6

0.8

0.4

0.4

Địa ốc

-9.7

0.7

1.9

6.1

 

-0.5

0.0

0.1

0.3

Hoạt động Chuyên môn, Khoa học & Công nghệ

3.5

4.7

6.3

6.5

 

0.1

0.1

0.1

0.1

Dịch vụ Hành chính & Hỗ trợ

-33.8

-15.0

-3.7

16.7

 

-0.1

0.0

0.0

0.0

Tổ chức chính trị - xã hội, quản lý Nhà nước

1.5

2.3

2.9

2.6

 

0.0

0.1

0.1

0.1

Giáo dục & Đào tạo

1.9

2.7

5.2

5.3

 

0.0

0.1

0.2

0.1

Hoạt động Sức khỏe Con người & Công tác Xã hội

38.5

92.7

10.3

6.3

 

0.5

1.1

0.1

0.1

Nghệ thuật & Giải trí

-7.9

-3.7

2.5

14.0

 

-0.1

0.0

0.0

0.1

Các Dịch vụ khác

-32.0

-10.0

-4.0

16.6

 

-0.5

-0.1

-0.1

0.2

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình

0.3

1.0

2.7

3.6

 

0.0

0.0

0.0

0.0

Thuế sản phẩm không gồm trợ cấp sản phẩm

-6.2

5.2

4.6

4.9

 

-0.8

0.6

0.6

1.0

 

Nguồn: CEIC, HSBC
Khủng hoảng năng lượng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam
Sau 2 quý tái mở cửa ổn định, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam tiếp tục là một ví dụ nổi trội trong khu vực. Tăng trưởng GDP quý 2/2022 chạm mốc 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, dễ dàng vượt xa những kỳ vọng của thị trường (HSBC: 5,8%, Các tổ chức nghiên cứu: 5,9%). Đây cũng là mức tăng trưởng GDP theo quý cao nhất mà Việt Nam từng đạt được kể từ năm 2011, nhờ vào phục hồi kinh tế mạnh mẽ trên diện rộng ở các lĩnh vực (Biểu đồ 1). Nhưng khi phân tích kỹ hơn, các chuyên gia HSBC chia sẻ có một thông điệp ẩn khác cũng đồng thời xuất hiện. Đó là cuộc khủng hoảng năng lượng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam.

Tăng trưởng GDP Việt Nam dự báo đạt 6,9% năm 2022, có khả năng đứng đầu toàn khu vực

Thoạt nhìn, rất đáng mừng khi chứng kiến lĩnh vực dịch vụ đã có sự tiến triển đáng kể. Nhờ dỡ bỏ những hạn chế quan trọng trong nước và đối với quốc tế vào giữa tháng 3, các lĩnh vực liên quan đến du lịch, đặc biệt là vận chuyển và lưu trú, đã bắt đầu khởi sắc (Bảng 2). Trong khi đó, bán lẻ của quý 2/2022 đã tăng vọt 17% so với cùng kỳ, dấu hiệu cho thấy tiêu dùng hộ gia đình đã phục hồi trở lại (Biểu đồ 2). Như vậy, thành công này phần nào là nhờ sự hồi phục dần của thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 2,3% trong quý 2/2022, trong khi số lượng việc làm tiếp tục tăng gần đến mức trước đại dịch.

Tăng trưởng GDP Việt Nam dự báo đạt 6,9% năm 2022, có khả năng đứng đầu toàn khu vực

Quý 2/2022, Việt Nam đã đón 0,5 triệu khách du lịch, gần gấp năm lần so với quý 1/2022. Tổng cộng trong nửa đầu năm 2022, lượng khách đến Việt Nam đạt 0,6 triệu (Biểu đồ 4). Trước dịch, 80% khách du lịch đến từ châu Á, với đại đa số từ Trung Quốc đại lục (32%) và Hàn Quốc (24%). Hiện nay, chỉ 65% du khách đến từ châu Á, các khu vực như châu Âu (16%) và Mỹ (11%) đã chiếm tỷ lệ lớn khách du lịch sau đại dịch, xếp ngay sau Hàn Quốc (18%). Tổng Cục Du lịch Việt Nam (VNAT) đặt mục tiêu tham vọng thu hút được 5 triệu khách nước ngoài đến Việt Nam năm 2022, gần đạt mức 30% số du khách của năm 2019. Tuy nhiên, sự phục hồi du lịch có thể sẽ diễn ra từ từ, đặc biệt là do thiếu nguồn khách du lịch Trung Quốc.
Biểu đồ 5. Tăng trưởng xuất khẩu trong quý 2/2022 vẫn đặc biệt mạnh mẽ

Tăng trưởng GDP Việt Nam dự báo đạt 6,9% năm 2022, có khả năng đứng đầu toàn khu vực

Bên cạnh nhu cầu nội địa phục hồi, sản xuất của Việt Nam đã khẳng định được vị thế dẫn đầu. Tất cả chỉ dấu đều cho thấy sự tăng trưởng sản xuất ổn định. Dù phần nào là nhờ vào hiệu ứng cơ sở thuận lợi, sản xuất công nghiệp (IP) trong quý 2/2022 đã tăng lên mức hơn 25% so với cùng kỳ năm trước. Sự thành công này không nghi ngờ gì phần lớn là nhờ vào những lô hàng điện tử xuất liên tục, thể hiện qua những số liệu thương mại. Xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong quý 2/2022, hơn 20% so với cùng kỳ, trong đó một phần ba là các lô hàng điện thoại thông minh và máy vi tính (Biểu đồ 5). Ngành dệt may và giày dép, cũng như máy móc, đều ghi nhận sự tăng trưởng phù hợp, chứng tỏ rằng động lực bên ngoài của Việt Nam đang quay trở lại.
Tuy vậy, nhập khẩu quý 2/2022 cũng tăng mạnh, lên mức hơn 15% so với cùng kỳ. Một phần là vì bản chất phụ thuộc nhập khẩu của ngành sản xuất Việt Nam. Ví dụ, các nguyên vật liệu điện tử chiếm gần 40% sản lượng nhập khẩu trong quý 2/2022. Và là một nhà nhập khẩu ròng năng lượng, ngày càng rõ ràng rằng giá năng lượng leo thang kéo theo gia tăng các hóa đơn năng lượng của Việt Nam. Biểu đồ 6 cho thấy sự tác động rõ ràng: nhập khẩu hàng hóa đã nhảy vọt trong năm nay.

Tăng trưởng GDP Việt Nam dự báo đạt 6,9% năm 2022, có khả năng đứng đầu toàn khu vực

Với những nguyên nhân trên, trong quý 2/2022, thâm hụt thương mại của Việt Nam là 0,6 tỷ USD, từ mức thặng dư 1,5 tỷ USD trong quý 1/2022. Điều này có thể khiến tài khoản vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt trầm trọng hơn. Kể từ quý 2/2021, lợi thế tài khoản vãng lai của Việt Nam đã dần bị xói mòn, khi mức thặng dư ngày càng giảm không thể bù lại thâm hụt trong dịch vụ và thu nhập chính (Biểu đồ 7). Sau khi chứng kiến mức thâm hụt 1% GDP trong năm 2021, HSBC cho rằng, Việt Nam sẽ bị thâm hụt năm thứ hai liên tiếp, dù mức thâm hụt sẽ ít hơn năm ngoái, có thể chỉ khoảng 0,3% GDP. Điều này sẽ có thể gây áp lực hơn nữa lên tiền Đồng.
Một điểm sáng giúp Việt Nam có thể tự vệ trước những rủi ro bên ngoài chính là dựa vào nguồn FDI ổn định, tạo điểm tựa cho cán cân cơ bản. Trên đà động lực, nguồn vốn FDI mạnh có thể bù lại thâm hụt tài khoản vãng lai trong những quý trước (Biểu đồ 8). Cụ thể, FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng, phản ánh sự quan tâm và niềm tin vững chắc của nhà đầu tư vào những điều kiện cơ bản bền vững của Việt Nam.

Tăng trưởng GDP Việt Nam dự báo đạt 6,9% năm 2022, có khả năng đứng đầu toàn khu vực

Về lạm phát, mặc dù hiện tại áp lực giá cả của Việt Nam chưa rõ ràng như những quốc gia khác trong khu vực, đà lạm phát vẫn tăng nhanh chóng (Biểu đồ 9). Lạm phát toàn phần tăng 0,7% so với tháng trước, tương đương với 3,4% so với năm ngoái, vượt khỏi dự báo của HSBC và thị trường (HSBC: 3,2%; Các tổ chức nghiên cứu: 3,2%; Trước đây: 2,9%). Tương tự những tháng trước, lạm phát vận chuyển cao vẫn đóng vai trò chủ đạo, tăng 3,6% so với tháng trước. Giá xăng đầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng, đạt mức cao kỷ lục (Biểu đồ 10).
Để ứng phó, chính quyền tìm cách giảm thuế đánh vào xăng dầu để giảm áp lực giá, vì thuế và phí chiếm đến 35% giá xăng dầu. Từ 1/4, thuế môi trường được giảm xuống 2.000 đồng đối với xăng và 700-1.000 đồng đối với các nhiên liệu khác. Chính sách này có thể được áp dụng đến hết năm 2022. Đầu tháng 6, Bộ Tài chính (MoF) đề xuất giảm thuế xuống còn 500-1.000 đồng. Đề xuất này có thể có hiệu lực từ đầu tháng 8. Đây có thể chưa phải là kết thúc.

Tăng trưởng GDP Việt Nam dự báo đạt 6,9% năm 2022, có khả năng đứng đầu toàn khu vực

Do giá dầu thế giới tăng, HSBC tin rằng áp lực lạm phát sẽ gia tăng. HSBC dự báo, lạm phát năm 2022 sẽ ở mức trung bình 3,5% - thấp hơn mức trần 4% do Ngân hàng Nhà nước (SBV) đặt ra – áp lực giá sẽ mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2022. Dựa vào các dự báo lạm phát, lạm phát sẽ có thể vượt qua mức 4% kể từ quý 4/2022 đến quý 2/2023, đòi hỏi SBV cần bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Tóm lại, Việt Nam được hưởng lợi từ việc tái mở cửa nền kinh tế. Nhu cầu trong nước đang quay trở lại trong khi động lực bên ngoài tiếp tục thuận lợi. Tuy vậy, chúng ta cũng cần thận trọng với những rủi ro tăng cao đối với sự tăng trưởng, nhất là rủi ro từ giá năng lượng leo thang. Xem xét mọi yếu tố, chúng tôi tăng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 lên 6.9% (trước đây là 6.6%), nhưng giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống mức 6.3% (trước đây là 6.7%) (xem Bảng 3).
Bảng 3. HSBC cập nhật các dự báo chính cho Việt Nam

Quý 1/2022

Quý 2/2022

Quý 3/2022 (dự báo)

Quý 4/2022 (dự báo)

Quý 1/2023

(dự báo)

Quý 2/2023

(dự báo)

Quý 3/2023

(dự báo)

Quý 4/2023

(dự báo)

2022

(dự báo)

2023

(dự báo)

GDP mới (% so với cùng kỳ)

5.1

7.7

8.7

6.1

5.7

5.6

6.8

6.6

6.9

6.3

GDP cũ (% so với cùng kỳ)

5.0

5.8

8.5

6.8

6.1

7.0

6.5

7.0

6.6

6.7

CPI (% so với cùng kỳ)

1.9

3.0

3.6

5.6

5.3

4.2

3.2

2.1

3.5

3.7

Lãi suất điều hành (%)

4.00

4.00

4.50

5.00

5.50

6.00

6.50

6.50

5.00

6.50

Nguồn: CEIC, dự báo của HSBC

Nguồn: kinhtevadubao