Lượng lao động trong các cơ sở tư nhân thậm chí còn tăng mạnh hơn ở mức 604 nghìn người. Con số này đã làm giảm bớt lo ngại rằng lạm phát gia tăng, thiếu hụt lao động trầm trọng và tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ cản trở việc tạo việc làm.
Lĩnh vực khách sạn và giải trí vẫn dẫn đầu với mức tăng thêm là 164 nghìn người. Như vậy, trong năm 2021, lĩnh vực này đã khôi phục lại 2,4 triệu vị trí việc làm bị mất trong đại dịch.
Các lĩnh vực khác có mức gia tăng lực lượng lao động mạnh bao gồm dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh (100 nghìn), sản xuất (60 nghìn) và vận tải - kho bãi là (54 nghìn). Ngành xây dựng cũng tăng thêm 44 nghìn vị trí trong khi lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tăng 37 nghìn và bán lẻ thêm 35 nghìn lao động.
Mức lương tăng 0,4% trong tháng và tăng 4,9% so với cùng kỳ đã phản ánh áp lực lạm phát gia tăng trong năm. Tuần làm việc trung bình giảm 1/10 giờ xuống còn 34,7 giờ.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm đi với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ổn định ở mức 61,6%, tuy nhiên vẫn thấp hơn 1,7 điểm phần trăm so với mức tháng 2/2020 trước khi đại dịch tuyên bố.
Ông Michael Pearce, nhà kinh tế học Hoa Kỳ tại Capital Economics cho biết, theo một chỉ số mà Cục Dự trữ Liên bang theo dõi chặt chẽ thì tỷ lệ tham gia của những người được gọi là công nhân từ 25 - 54 tuổi đã tăng lên mức 81,7%.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết các chính sách tài khóa tích cực của chính quyền bơm hơn 5 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế đã giúp ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng hơn từ đại dịch. Kết quả khảo sát của Cục Thống kê Lao động đối với các hộ gia đình vào tháng 10 cho thấy, số người có việc làm tăng 359 nghìn người, hiện đang thấp hơn mức trước đại dịch khoảng 4,7 triệu người. Các công ty đã và đang tăng lương và thêm các biện pháp khuyến khích khác dành cho người lao động. Kể từ khi có thêm hơn một triệu việc làm vào tháng 7, thị trường lao động có vẻ đã tăng chậm lại đáng kể trong suốt phần còn lại của mùa hè, thậm chí là sụt giảm đáng kể trong tháng 8, 9/2021.

Nguồn: Hải Thanh / Thời báo ngân hàng