Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.140 VND/USD (tăng 9 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.750 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.784 VND/USD (tăng 9 đồng so với cuối tuần qua).
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.520 đồng/USD và bán ra 23.620 đồng/USD, giá mua tăng 110 đồng nhưng giá bán tăng 160 đồng so với cuối tuần qua.
Tỷ giá USD ngày 1/11/2021
ĐVT: đồng

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/11/2021: USD tăng mạnh đầu tháng mới

Tỷ giá Euro ngày 1/11/2021
ĐVT: đồng

Tỷ giá ngoại tệ 1/11/2021
ĐVT: đồng

Tỷ giá USD thế giới ít biến động
USD Index tăng 0,09% lên 94,188 ghi nhận lúc 07h00 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD giảm 0,05% xuống 1,1555. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,05% xuống 1,3683. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,20% lên 114,23.
Theo Yahoo Finance, tỷ giá USD tuần này phụ thuộc nhiều các thống kê kinh tế và các quyết định về chính sách tiền tệ từ những cuộc họp của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
Đầu tuần, các chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất tại Mỹ sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Ngoài ra các dữ liệu về áp lực việc làm và chi phí cũng tiêu dùng cũng là những lĩnh vực trọng tâm chính.
Ngày 3/11, báo cáo lĩnh vực việc làm phi nông nghiệp của ADP và PMI khu vực dịch vụ được công bố, dự kiến sẽ có tác động đến thị trường tiền tệ. Sau đó, dữ liệu thất nghiệp và bảng lương phi nông nghiệp được phát hành vào cuối tuần được dự đoán sẽ gây ra sự biến động của tỷ giá USD.
Mặc dù ảnh hưởng từ các số liệu thống kê là không nhỏ, quyết định chính sách tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào giữa tuần sẽ là sự kiện chính. Đa số thị trường kỳ vọng rằng cơ quan này sẽ thu hẹp chương trình mua trái phiếu nhưng sẽ giữ nguyên lãi suất hiện tại.
Tại châu Âu, một loạt các báo cáo kinh tế trong tuần này có khả năng tác động đến tỷ giá đồng euro so với đồng bạc xanh.
Đầu tuần, doanh số bán lẻ và PMI sản xuất của Đức là những số liệu trọng tâm, cùng với đó là số liệu bán lẻ và PMI của Italy và Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Ngày 4/11, báo cáo số lượng các đơn đặt hàng của nhà máy và PMI của lĩnh vực dịch vụ tại Đức sẽ giúp các nhà giao dịch nhận định xu hướng của thị trường tiền tệ khu vực trước khi dữ liệu sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ của các quốc gia liên minh châu Âu được đưa ra.
Tại Anh, không có nhiều dữ liệu kinh tế có thể gây chú ý trong tuần này ngoại trừ các chỉ số PMI khu vực tư nhân trong tháng 10. Mặc dù vậy, sự kiện thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư chính là định hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Anh (BoE). Các thị trường đang mong BoE sẽ chuẩn bị cho một đợt tăng lãi suất sắp tới. Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận định BoE sẽ có quan điểm ôn hòa trong việc kiềm chế lạm phát.
 

Nguồn: Vinanet/VITIC