Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 24.202 VND/USD (giảm 20 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.400 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 25.362 VND/USD (giảm 21 đồng so với hôm qua).
Tỷ giá USD hôm nay tiếp tục giảm ở toàn bộ các ngân hàng . Ngân hàng Vietcombank giảm 100 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 24.450– 24.820 VND/USD. Ngân hàng VPBank giảm 131 đồng giá mua và giảm 126 đồng giá bán xuống mức 24.400 – 24.790 VND/USD. Ngân hàng Á Châu giảm 50 đồng giá mua và giảm 100 đồng giá bán xuống mức 24.500 – 24.810 VND/USD. Ngân hàng MB giảm 145 đồng giá mua và giảm 135 đồng giá bán xuống mức 24.400 – 24.865 VND/USD.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 24.400 – 24.627 VND/USD, còn bán ra ở mức 24.760 – 24.910 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng HSBC có giá mua USD cao nhất và ngân hàng SacomBank có giá bán thấp nhất so với các ngân hàng khác.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 25.050 đồng/USD (giảm 150 đồng so với hôm qua) và bán ra 25.090 đồng/USD (giảm 150 đồng).
Tỷ giá USD ngày 6/9/2024
ĐVT: đ/USD

Tỷ giá USD ngày 6/9/2024 vẫn tiếp tục giảm

Tỷ giá USD thế giới xuống thấp nhất trong hơn một tuần
Chỉ số USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 101,04 theo ghi nhận lúc 9h10 (giờ Việt Nam), mức thấp nhất trong hơn một tuần. Cùng thời điểm này ngày hôm qua, DXY quanh ngưỡng 101,23.
So với ngày hôm trước, tỷ giá euro so với USD tăng 0,28%, đạt 1,1112. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,2% lên 1,3177. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,36% ở mức 143,26.
Theo Reuters, USD đã giảm xuống gần đấy trong hơn một tuần khi các chỉ số trên thị trường việc làm đưa ra những tín hiệu trái chiều về tình trạng nền kinh tế Mỹ.
Một mặt, dữ liệu việc làm phi nông nghiệp tư nhân của ADP cho thấy các doanh nghiệp chỉ tuyển dụng thêm 99.000 người lao động trong tháng 8, thấp hơn so với kết quả 111.000 vào tháng 7 cũng như dự báo 140.000 của các chuyên gia. Đồng thời, đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2021. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày 5/9 lại ở mức 227.000, giảm 5.000 so với kết quả đã điều chỉnh của tuần liền trước.
Những dữ liệu trái chiều trên khiến nhà đầu tư không khỏi bất an trước báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 8, được công bố ngày 6/9. Theo dự báo của các nhà kinh tế được Reuters thăm dò, số lượng việc làm mới mà nền kinh tế Mỹ tạo ra trong tháng 8 là 165.000, tăng từ mức 114.000 ghi nhận hồi tháng 7.
Tác động của những dữ liệu trên tới chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ được làm rõ khi Thống đốc Christopher Waller và Chủ tịch Fed chi nhánh New York John Williams sắp có bài phát biểu.
Hiện tại, thị trường tương lai đang đặt cược Fed sẽ hạ lãi suất 50 điểm cơ bản (bps) trong cuộc họp tháng 9 với xác suất 41%, trong khi khả năng giảm 25 bps là 59%, theo công cụ FedWatch của CME Group.
Vào tháng trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell phát tín hiệu rằng trọng tâm của ngân hàng trung ương Mỹ đã chuyển từ chống lạm phát sang ngăn chặn sự suy yếu của thị trường việc làm.
"Dữ liệu lao động gần đây đã làm dấy lên nỗi lo về sự suy yếu của thị trường lao động và báo cáo việc làm tháng 8 có thể mang tính quyết định”, các nhà phân tích của TD Securities, nhận định. Tuy nhiên, TD dự kiến sẽ có 205.000 việc làm mới vào tháng 8, khiến Fed hạ lãi suất 25 bps và củng cố sức mạnh của đồng USD, đã có quá nhiều tin xấu ảnh hưởng đến USD, làm tăng rủi ro rằng một loạt tin tốt sẽ mở đường cho một đợt điều chỉnh đáng kể. 

Nguồn: Vinanet/VITIC