Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – tuần qua tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2022, kết thúc tuần ở mức 106,02 (tăng 0,7% so với phiên thứ Năm – 11/4).
Brad Bechtel, người phụ trách mảng toàn cầu tại Jefferies (trụ sở ở New York), cho biết: “Có nhiều sự kiện đang diễn đang thúc đẩy đồng đô la: rủi ro địa chính trị gia tăng, dữ liệu lạm phát dai dẳng và báo cáo việc làm mạnh mẽ ở Mỹ vào tuần trước”.
Ông nói thêm: “Đặc biệt, rủi ro địa chính trị đang làm gia tăng sự biến động trên thị trường”.
Trong khi đó, đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng so với đồng đô la, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết họ có thể sớm cắt giảm lãi suất và dự đoán Fed sẽ giữ lại suất cao lâu hơn, có thể đến cuối năm nay.
Đồng tiền chung của Châu Âu kết thúc tuần ở mức 1,0637 USD, giảm 0,9% so với phiên liền trước, sau khi chạm mức 1,0622 USD, mức yếu nhất kể từ ngày 3 tháng 11; tính chung cả tuần giảm nhiều nhất kể từ cuối tháng 9 năm 2022.
Sức mạnh chung của đồng đô la cũng đẩy đồng yên xuống mức thấp mới trong 34 năm khi các nhà đầu tư vẫn đang theo dõi các dấu hiệu về khả năng cơ quan tiền tệ Nhật Bản sẽ hành động nhằm hỗ trợ đồng tiền này.
Theo FedWatch Tool, tỷ lệ dự đoán Fed sẽ cắt giảm ít nhất 25 điểm cơ bản trong tháng 6 đã giảm xuống 26%, từ mức 50,8% một tuần trước. Hiện thị trường dự đoán 77% khả năng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed diễn ra vào tháng 9.
Điều đó khiến cho chính sách của Fed trái ngược với Ngân hàng Trung ương Châu Âu, nơi hôm thứ Năm đã báo hiệu rằng họ có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay sau tháng Sáu.
Sự chênh lệch về kỳ vọng lãi suất đã làm gia tăng khoảng cách giữa lãi suất trái phiếu Mỹ và lợi suất khu vực đồng euro của Đức lên mức cao nhất kể từ năm 2019. Điều đó khiến trái phiếu Mỹ trở nên hấp dẫn hơn và thúc đẩy đồng đô la.
Dữ liệu kinh tế hôm thứ Sáu cho thấy giá nhập khẩu của Mỹ tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 3 trong bối cảnh chi phí sản phẩm năng lượng và thực phẩm tăng, nhưng áp lực lạm phát nhập khẩu cơ bản đã được kiểm soát.
Một cuộc khảo sát của Đại học Michigan cho thấy chỉ số sơ bộ về tâm lý người tiêu dùng Mỹ đã giảm trong tháng 4 trong khi dự đoán lạm phát trong 12 tháng tới và hơn thế nữa đều tăng lên. Đồng bảng Anh cũng suy yếu so với đồng đô la và kết thúc thứ Saú giảm 0,9% xuống 1,2445 USD sau khi có lúc hạm 1,2426 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 17 tháng 11. Tính chung cả tuần, bảng Anh giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng Bảy.
Đồng yên tăng trở lại sau khi đồng đô la mạnh lên so với đồng tiền Nhật Bản. Đồng đô la đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa năm 1990, lên153,39 yên, kết thúc phiên thứ Sáu ở mức 153,19 yên, giảm 0,1%. Tính chung cả tuần yen giảm 0,8%, tuần giảm thứ hai liên tiếp so với đồng đô la.

Nguồn: VITIC/Vinanet (Theo Reuters)