Lạm phát tại Trung Quốc trong tháng 8/2021 đã đạt mức cao nhất trong 13 năm do chi phí cao gây áp lực lên các nhà máy sản xuất.
Giá than luyện cốc trong tuần trước đã tăng lên mức cao kỷ lục, trong khi giá nhôm tại Thượng Hải trong tháng 8 đạt mức đỉnh 13 năm.
Giá hàng hóa nói chung đang ngày càng tăng bởi đà phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch thúc đẩy lực cầu. Trong khi đó, Trung Quốc siết chặt quản lý với các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng, như thép và nhôm, làm hạn chế nguồn cung. Trên thị trường năng lượng, Trung Quốc gia tăng các biện pháp an toàn, khiến nguồn cung than giảm, đẩy giá than lên kỷ lục và dấy lên nguy cơ thiếu điện.
Nguyên vật liệu tăng giá, cùng với chi phí vận tải, năng lượng tăng, còn cho thấy những khó khăn Trung Quốc phải đối mặt để kiểm soát chỉ số giá sản xuất (PPI). Trung Quốc tuần trước đã đưa ra thông báo bắt đầu bán dầu và một số kim loại từ kho dự trữ quốc gia nhưng không thành công nhiều trong hạn chế đà tăng giá nguyên vật liệu.
Các biện pháp kiểm soát của chính phủ đã được dỡ bỏ đối với hầu hết giá cả hàng hóa ở Trung Quốc, đối với các nhà sản xuất và thương mại ở nước này định giá các giao dịch hàng hóa của họ với khách hàng được sử dụng tỷ giá thị trường làm thước đo cho việc quyết định giá hàng hóa.
Cơ quan Quản lý Thị trường Trung Quốc cho biết, một số công ty nhầm tưởng việc định giá độc lập có nghĩa là định giá tùy ý.
"Các nhà điều hành doanh nghiệp định giá dựa trên chi phí sản xuất và vận hành, cung cầu thị trường ... nhưng họ không thể chỉ nhấn mạnh cung cầu thị trường mà không xem xét chi phí sản xuất và vận hành".

Trung Quốc đã đưa ra các cuộc thăm dò về giá cả, tìm cách tháo gỡ đà tăng giá đang diễn ra và gây áp lực lớn cho nền kinh tế của họ.

Một số nhà sản xuất hàng hóa lớn của Trung Quốc đã báo cáo lợi nhuận bội thu trong hai quý đầu năm nay khi giá tăng do nhu cầu phục hồi từ năm 2020 bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Chính quyền Trung Quốc đã cảnh báo, các công ty nên tuân theo các nguyên tắc công bằng, hợp pháp, trung thực và đáng tin cậy, đồng thời đặt giá hợp lý, tất cả các chiến lược và phương pháp định giá đều phải chịu sự giám sát của cơ quan quản lý.
Trong khi đó, một số thương nhân bất hợp pháp và các nhóm có tiền "nóng", hoặc đầu cơ, đã tận dụng thời cơ và tích trữ hàng hóa với mục đích xấu, làm tăng giá hàng hóa.
Hành động này đã phá vỡ nghiêm trọng trật tự thị trường và không có lợi cho sự phục hồi kinh tế, tác động đặc biệt mạnh đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ quan quản lý nhà nước cho biết, sẽ giải quyết vấn đề này một cách nghiêm túc".
Mối lo ngại của chính phủ Trung Quốc xuất phát từ đà tăng bùng nổ của giá hàng hóa trên diện rộng, khiến giá nguyên liệu thô từ thép đến đậu tương tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Các nhà kinh doanh và đầu cơ hàng hóa cũng nhờ thế kiếm được hàng tỷ USD. Shen Liang, nhà sáng lập của quỹ Qihe New Asset, cho biết lợi nhuận hàng ngày của quỹ có khi lên tới 10% trong năm nay nhờ đợt biến động giá hàng hóa hồi đầu năm nay.
Biến động trên thị trường hàng hóa cũng mang lại lợi ích cho các quỹ quản lý tài sản nước ngoài vốn đang vật lộn vì thiếu kênh phân phối và nhận diện thương hiệu sau khi gia nhập thị trường quỹ đầu cơ trị giá 4.800 tỷ nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc vài năm trước.
Việc chính phủ tăng cường mở cửa thị trường thông qua việc triển khai các hợp đồng tương lai với mọi thứ từ than, đậu tương tới bạc, cũng giúp tăng sức hấp dẫn của nó đối với các CTA của Mỹ và châu Âu.
Trung Quốc, nhà nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng chính lớn nhất thế giới , luôn cho rằng giá hàng hóa tăng nguyên nhân do những người tích trữ và đầu cơ.
Hiện nay Trung Quốc đang từng bước cố gắng hạ nhiệt đà tăng giá, nước này đã đưa ra các cuộc thăm dò về giá cả và giao dịch để tìm cách tháo gỡ đà tăng giá đang diễn ra và gây áp lực lớn cho nền kinh tế của họ.

Nguồn: VITIC/Reuters