Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.163 VND/USD (tăng 12 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD và bán ra ở mức 23.250 VND/USD (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.820 đồng/USD và bán ra 23.930 đồng/USD, giá mua tăng 20 đồng và giá bán tăng 70 đồng so với hôm qua.
Tỷ giá USD ngày 13/5/2022
ĐVT: VND/USD

Tỷ giá USD ngày 13/5/2022 tăng đồng loạt trên toàn hệ thống

USD thế giới
USD Index hiện ở mức 104,74 theo ghi nhận lúc 6h50 (giờ Việt Nam), sau khi chạm mức 104,92 là mức cao nhất kể từ tháng 12/2002. Tỷ giá euro so với USD tăng 0,01% lên mức 1,0384. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,07% ở mức 1,2209. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,68% ở mức 129,19.
Theo Investing, đồng USD đang tiếp tục đà tăng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ từ hôm qua do lo ngại các chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nữa để kiềm chế lạm phát gia tăng sẽ làm suy yếu đến nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm đồng tiền trú ẩn an toàn. Trước đó, dữ liệu cho thấy tăng trưởng giá tiêu dùng của Mỹ đã chậm lại đáng kể, cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh dù vẫn không loại trừ khả năng tiếp tục tăng nóng. Đồng USD được hưởng lợi khi dữ liệu này đã làm rõ kỳ vọng về việc tăng lãi suất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các nhà đầu tư đang lo ngại rằng việc thắt chặt chính sách có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy số lượng thất nghiệp hàng tuần đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng mặc dù thị trường lao động vẫn là một thế mạnh của nền kinh tế Mỹ. Về mặt lạm phát, chỉ số giá sản xuất (PPI) đã giảm mạnh trong tháng 4, chỉ tăng 0,5% so với mức tăng 1,6% của tháng trước do một phần nhờ vào sự giảm mạnh của sản phẩm năng lượng. Trong 12 tháng qua, chỉ số PPI tăng 11% sau khi đã tăng 11,5% vào tháng 3 và cao hơn mức tăng ước tính là 10,7%.
Chứng khoán châu Á giảm xuống mức thấp nhất gần hai năm trong khi chứng khoán châu Âu lao dốc và giá dầu giảm 2%. Bất chấp kỳ vọng ngày càng tăng vào việc nâng lãi suất tháng 7/2022, đồng euro vẫn chịu áp lực do lo ngại rằng cuộc chiến ở Ukraine và giá năng lượng leo thang có thể đưa khu vực đồng tiền chung rơi vào suy thoái cho tới cuối năm nay. Các chiến lược gia tại MUFG đang đặt niềm tin cao rằng ECB sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 dù cho biết thị trường đã phản ánh được kỳ vọng này.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ireland Gabriel Makhlouf đã tham gia cùng nhóm các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu kêu gọi cơ quan này hành động để giải quyết lạm phát kể cả không nhanh chóng và quyết liệt như Fed.
Các nhà đầu tư đang tập trung vào các tài sản trú ẩn an toàn như đồng USD khi lo lắng về khả năng của Fed trong việc giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái, cũng như hậu quả từ cuộc chiến ở Ukraine và COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc. Lo ngại về một môi trường lạm phát đình trệ đang kéo dài trước tốc độ tăng trưởng chậm và giá cả leo thang.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng Fed có thể làm giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái vì thị trường việc làm và bảng cân đối kế toán các hộ gia đình vẫn ổn, chi phí nợ thấp và ngành ngân hàng đang hoạt động mạnh. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng đã được Thượng viện Mỹ xác nhận tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai.
Ở một diễn biến khác, đồng yen đã tăng giá so với USD nhưng không quá xa mức thấp nhất kể từ tháng 4/2002 do chịu áp lực từ những bình luận của các quan chức Fed về chính sách thắt chặt quyết liệt. Phản bác hành động này, một nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho rằng việc thay đổi chính sách tiền tệ để kiểm soát tỷ giá hối đoái là không phù hợp, do vậy không ủng hộ ý tưởng tăng lãi suất để chống lại sự giảm giá mạnh của đồng yen.
 

Nguồn: Vinanet/VITIC