Theo tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu giảm 1,8% so với năm ngoái, đảo chiều phục hồi nhẹ của tháng trước và làm dấy lên lo ngại của chính phủ về thách thức của môi trường kinh tế đối ngoại của nước này trong năm 2016.

Nhập khẩu trong tháng 4 giảm 10,9% so với năm trước đó, giảm tháng thứ 18 liên tiếp, cho thấy nhu cầu trong nước còn yếu mặc dù chi tiêu cơ sở hạ tầng tăng lên và tăng trưởng tín dụng kỷ lục trong quý đầu tiên.

"Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều thấp hơn so với dự kiến, trong bối cảnh hoạt động thương mại yếu trên khắp châu Á, chỉ ra một năm đầy thách thức đối với các thị trường mới nổi", Chu Hảo - nhà kinh tế thị trường mới nổi cao cấp của Commerzbank tại Singapore cho biết.

Xuất khẩu sang Mỹ - thị trường xuất khẩu hàng đầu của nước này - đã giảm 9,3% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu - thị trường lớn thứ hai, tăng 3,2%, dữ liệu hải quan cho thấy.

Nội các Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tiến hành các bước để thúc đẩy xuất khẩu, bao gồm khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh cho vay, mở rộng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và nâng cao việc giảm thuế đối với một số công ty.

Trong tháng 4, thặng dư thương mại của Trung Quốc 45,56 tỷ USD, so với dự báo là 40 tỷ USD.

Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự kiến ​​kim ngạch xuất khẩu tháng 4 giảm 0,1%, sau khi bất ngờ tăng 11,5% trong tháng 3, và dự báo nhập khẩu giảm 5%, theo sự suy giảm 7,6% tháng 3.

Đà tăng trưởng có thể suy yếu

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm 6,7% trong quý đầu tiên - thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng tăng trưởng kinh tế tăng lên trong tháng 3 do nước này thuwcj hiện  chính sách thúc đẩy nền kinh tế, trong đó, đã thực hiện sáu lần cắt giảm lãi suất kể từ cuối năm 2014, dường như có hiệu quả.

Mối lo ngại về hạ cánh cứng ở Trung Quốc đã dịu bớt sau khi dữ liệu tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 3, nhưng các nhà phân tích đã cảnh báo sự phục hồi có thể là ngắn ngủi.

Các nhà kinh tế ước tính sự suy giảm trong tăng trưởng tín dụng và sản xuất công nghiệp trong tháng 4, mặc dù lạm phát có thể tăng tốc. Dữ liệu kinh tế chủ chốt sẽ được công bố ​​trong hai tuần tới.

Theo khảo sát về các nhà máy của Caixin trong tháng 4, đã vẽ một bức tranh hỗn hợp về sức khỏe của các ngành sản xuất.

Các chỉ số quản lý thu mua chính thức '(PMI) cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng 4 đang trên đà mở rộng, tăng tháng thứ hai liên tiếp, nhưng không đáng kể.  Trong khi theo khảo sát của Caixin chi ra PMI ngành sản xuất giảm trong 14 tháng liên tiếp.

Ngày 6/5, ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ ưu tiên điều chỉnh chính sách đúng thời điểm, khi nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với áp lực giảm bất chấp những dấu hiệu của việc ổn định.

Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu giảm mạnh, Trung Quốc vẫn quản lý nhằm phát triển thị phần xuất khẩu trên thế giới lên 13,8% năm ngoái từ 12,3% trong năm 2014, cho thấy lĩnh vực xuất khẩu của nước này duy trì cạnh tranh mặc dù chi phí cao hơn.

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet