Hai đồng tiền kỹ thuật số chính, bitcoin và ether, trong phiên 19/5 có thời điểm giảm lần lượt 30% và 45% nhưng cũng hồi phục 1/3 số mất mát đó trong cùng ngày.
Bitcoin đã bắt đầu một đợt tăng giá kéo dài nhiều tháng sau thông báo vào tháng 2 của Tesla về việc hãng này sẽ thanh toán tiền mua xe bằng bitcoin. Theo đó, BTC đã tăng vọt lên mức cao nhất là 64.870 USD.
Vào thời điểm đó, sự chấp nhận của Tesla được ca ngợi là một bước ngoặt đối với đồng tiền này, với nhiều người trong thế giới tiền điện tử coi đây là một bước tiến khác trong quá trình phát triển của nó.
Nhưng tất cả những thành quả đó đã tan biến trong phút chốc chỉ sau những dòng tweet gân xôn xao dư luận của Musk vào ngày 18/4.
Ulrik Lykke, giám đốc điều hành của quỹ đầu cơ tiền điện tử ARK36, cho biết: “Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên các tweet của Elon Musk thất thường, và nói thẳng ra là sai. “Các thị trường tiền điện tử biến động cực mạnh chỉ theo… cảm xúc và những người tham gia thị trường này có xu hướng phản ứng thái quá với các sự kiện mà họ cho là tiêu cực”.
Bitcoin (BTC), loại tiền điện tử lớn nhất và nổi tiếng nhất, đã phải chịu áp lực từ một loạt các tweet của ông Musk, chủ hãng xe điện Tesla.
Lần sụt giảm giá tiền điện tử vào tuần trước được châm ngòi bởi sự đảo ngược của Musk trong quan điểm về việc Tesla chấp nhận thanh toán tiền mua xe bằng bitcoin, với lý do gây thiệt hại nặng nề về môi trường khi "khai thác" bitcoin, vốn cần rất nhiều điện để cung cấp năng lượng cho các máy tính tạo ra bitcoin.
Ngay khi hiện tượng bán tháo Bitcoin xảy ra, ông Musk lại đăng tweet một biểu tượng cảm xúc là 'bàn tay kim cương' – điều được các mạng xã hội lan truyền nhau rằng đó là ông Musk báo hiệu bitcoin là tài sản đáng để nắm giữ.
Rõ ràng biến động của bitcoin, ngoài động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến bitcoin, gần như đang hoàn toàn phụ thuộc vào những dòng tweet của ông Musk.
Nhưng không có gì lý giải rõ ràng về nguyên nhân của đợt bán tháo điên cuồng trong phiên 19/5, khi hàng nghìn USD chảy ra khỏi túi mỗi nhà đầu tư bitcoin chỉ trong vài phút.
Việc bán tháo đã tăng tốc sau khi bitcoin giảm xuống dưới ngưỡng trung bình 200 phiên gần đây.
Những người theo dõi biểu đồ đã chỉ ra các chỉ số kỹ thuật quan trọng khi đồng xu bị bán tháo. Bitcoin đã bật lên khỏi mức 30.000 USD và nhiều người đang chờ xem liệu nó có thể vượt lên trên ngưỡng trung bình của 200 ngày qua không. Nếu không vượt qua ngưỡng này, chắc chắn bitcoin sẽ quay trở lại mức thấp như hôm 19/5.
Trong khi nhiều nhà phân tích cho rằng sự bùng nổ về lãi suất tiền điện tử trong năm nay là không bền vững, thì nguyên nhân gần đây nhất dẫn đến sự rung lắc đó là động thái của Trung Quốc vào thứ Ba (18/5) nhằm cấm các tổ chức tài chính và thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện tử, đồng thời cảnh báo các nhà đầu tư không được đầu cơ tiền điện tử. Ngay sau động thái này, gần 1 tỷ USD đã bị xóa sổ khỏi vốn hóa của thị trường tiền điện tử.
Tom Plumb, giám đốc danh mục đầu tư của Plumb Balanced Fund, cho biết: “Không chỉ là một phần nhỏ của thế giới bị ảnh hưởng bởi tiền điện tử; mà là một tỷ lệ khá lớn”. Theo dữ liệu của CoinGecko.com, vốn hóa của thị trường tiền điện tử đến chiều 19/5 là 1,8 nghìn tỷ USD.
Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư của Bleakley Advisory Group cho biết: “Không có gì phải bàn cãi khi bitcoin là tượng trưng của sự đầu cơ tràn lan trên thị trường và sự ham muốn sở hữu những tài sản rủi ro”.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang St. Louis, James Bullard, cho biết: “Bản thân tôi không quan tâm tới tiền điện tử vào thời điểm này. Tất cả chúng tôi đều nhận thức được rằng tiền điện tử có thể rất dễ bốc hơi."
Bên cạnh những yếu tố kể trên, không thể không nhắc tới việc dòng tiền đang có xu hướng đa dạng hóa sang một số tài sản khác. Chẳng hạn như, một số nhà đầu tư có xu hướng nhà đầu tư chuyển tiền sang những nơi trú ẩn an toàn hơn như trái phiếu kho bạc Mỹ hay vàng. Chứng khoán cũng là một điểm hút tiền từ các sàn tiền điện tử, bơi lo ngại lạm phát sau khi Fed nâng lãi suất sẽ là cơ hội để nhà đầu tư tìm tới những tài sản khác.
 

Nguồn: VITIC / Reuters