Tổng hợp diễn biến thị trường chứng khoán ngày 24/5:
- VN-Index đóng cửa tại 1.297,98 điểm, tăng 14,05 điểm (+1,09%) với thanh khoản 21.758 tỷ đồng.
- HNX-Index kết phiên tại 300,33 điểm, tăng 2,34 điểm (+0,79%) với thanh khoản 2.453 tỷ đồng.
Kết thúc ngày giao dịch, CTG mất giá trần nhưng vẫn đạt mức tăng 6,1% lên 51.200 đồng. TCH tăng 4,4%; BID, SSI và VNM đạt mức tăng hơn 2%.
Phiên giao dịch đầu tuần diễn biến tích cực ngay từ những phút mở cửa. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường chứng khoán và lực mua không ngừng nghỉ đẩy chỉ số VN-Index áp sát và chạm ngưỡng 1.300 điểm – ngưỡng đỉnh kỳ vọng mới của thị trường.
VN-Index, đón nhận phiên giao dịch đầu tuần mới với nhiều diễn biến tích cực, thị trường bật tăng hơn 6 điểm trong những phút đầu phiên. Tuy nhiên, sắc xanh đang có dấu hiệu bị thu hẹp khi lực bán đã bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là ở các mã thuộc rổ VN30.
Ngay sau đó, nhờ sự dẫn dắt của các cổ phiếu có vốn hóa lớn như GVR, VHM, CTG, BID… thị trường không ngừng đi lên sau đà thu hẹp đầu phiên.
VN-Index tăng vượt mức đỉnh trong phiên sáng và đã có lúc chạm ngưỡng đỉnh giá mới 1.300 điểm.
Vào phiên chiều, sắc xanh được tiếp nối trong khoảng thời gian đầu phiên chiều. VN-Index tăng vượt mức đỉnh trong phiên sáng và đã có lúc chạm ngưỡng đỉnh giá mới 1.300 điểm. CTG tăng điểm kịch trần đang đóng vai trò là mã dẫn dắt khi đóng góp hơn 3,1 điểm vào đà tăng của chỉ số. Kết phiên thị trường tăng 14 điểm tại 1.297 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch nghiêng về sắc xanh với 259 mã tăng điểm, 158 mã giảm điểm và 46 mã đứng giá.
Các mã cổ phiếu vốn hóa lớn giúp chỉ số VN-Index tăng điểm: CTG (+6,11%), VHM (+2,02%), GVR (+6,90%), BID (+2,79%), VNM (+2,24%), VCB (+0,62%)…
Các cổ phiếu Midcap tăng điểm trong phiên hôm nay: DXG (+6,98%), IJC (+6,98%), ABS (+6,94%), DIG (+6,93%), DCL (+6,93%)…
Trong khi nhà đầu tư đang trông đợi VN-Index vượt 1.300 điểm thì HNX-Index lại bất ngờ cán ngưỡng đỉnh cao mới với việc chốt phiên đạt 300,33 điểm. Nhóm cổ phiếu xây dựng - bất động sản - hạ tầng là yếu tố thúc đẩy đà tăng của chỉ số khi CEO tăng 6,5%; L14 tăng 5,4%; HUT, NDN, PVS đều đạt mức tăng cao.
HNX-Index kết phiên tại 300,33 điểm, tăng 2,34 điểm (+0,79%) với thanh khoản 2.453 tỷ đồng.
Với HNX-Index, các mã khiến chỉ số giảm mạnh nhất bao gồm: PVS (+3,79%), VCS (+1,27%), IDC (+1,67%), NTP (+2,63%), L14 (+5,41%), CEO (+6,45%)…
Cũng trong hôm nay, nhiều ý kiến cho rằng, với việc tạo lập quá đà, thị trường chứng quyền đang trở nên hết sức lộn xộn và gây khó cho nhà đầu tư sử dụng am hiểu về chứng quyền để đầu tư.
Cụ thể, phiên hôm nay VNM tăng 2,2% nhưng hầu hết chứng quyền liên quan VNM đều giảm sâu.
Tương tự, VHM tăng mạnh 2% lên 106.000 đồng nhưng CVHM các mã liên quan hầu hết đều quay đầu giảm giá.
Về giao dịch khối ngoại
Phiên giao dịch ngày 24/5, khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng giá trị bán ròng trên HOSE là 645,3 tỷ đồng, trong đó:
Tổng mua 987,03 tỷ đồng với tỷ trọng: VNM (48,12 tỷ đồng), MSN (44,11 tỷ đồng), STB (38,32 tỷ đồng), VHM (34,14 tỷ đồng), SSI (29,25 tỷ đồng)…
Tổng bán 1.632,33 tỷ đồng với tỷ trọng: HPG (290,68 tỷ đồng), CTG (181,91 tỷ đồng), VIC (80,02 tỷ đồng), VCB (54,21 tỷ đồng), CII (18,8 tỷ đồng)…
Thống kê thị trường chứng khoánngày 24/5/2021
Chứng khoán Châu Á
Mở cửa phiên giao dịch ngày 24/5, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) gần như không thay đổi trong phiên giao dịch chậm.
Thị trường chuứng khoán Châu Á tỏ ra thận trọng trong phiên giao dịch sáng ngày 24/5, khi giới đầu tư lo lắng chờ đợi thông tin quan trọng về lạm phát của Mỹ trong tuần này nhằm dự báo hướng đi của chính sách tiền tệ. Diễn biến trên xảy ra giữa bối cảnh đồng Bitcoin giảm giá sau khi Trung Quốc tuyên bố cấm sử dụng tiền kỹ thuật số trong các giao dịch, đồng thời cảnh báo giới đầu tư về hoạt động đầu cơ loại tiền này.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) gần như không thay đổi trong phiên giao dịch chậm.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) gần như không thay đổi.
Tại thị trường Nhật Bản, thị trường Tokyo tăng điểm vào đầu phiên giao dịch khi tâm lý giới đầu tư được khích lệ nhờ đà tăng điểm của thị trường Mỹ trong phiên cuối tuần qua. Mở cửa phiên giao dịch trên thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,73% (hoặc 206,04 điểm) lên 28.523,87 điểm.
Trong khi tại thị trường Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong đều giảm khi mở đầu phiên này. Theo đó chỉ số Shanghai Composite giảm 0,29 điểm xuống 3.486,27 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng giảm 0,14% (40,45 điểm), xuống 28.417,99 điểm.
Còn tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI giảm 0,10% (3,13 điểm), xuống 3.153,29 điểm sau 15 phút mở cửa thị trường giao dịch.
Chứng khoán Mỹ
Kết thúc tuần 17-21/5 chứng khoán Mỹ giảm điểm khi nhóm công nghệ chịu áp lực bán mạnh và giá bitcoin lao dốc trở lại sau tuyên bố cứng rắn từ Trung Quốc.
Tính riêng phiên 21/5, chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm 0,08% dù có lúc tăng 0,7% trong phiên. Chỉ số thiện về công nghệ Nasdaq Composite giảm 0,5% còn 13.471 điểm.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng gần 124 điểm, tương đương 0,4%, lên 34.208 điểm. Đóng góp lớn nhất vào sự đi lên của chỉ số là cổ phiếu hãng chế tạo tàu bay Boeing.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm khi nhóm công nghệ chịu áp lực bán mạnh và giá bitcoin lao dốc.
Tính chung cả tuần vừa qua, S&P 500 giảm 0,4% và ghi nhận hai tuần đi xuống liên tiếp đầu tiên kể từ tháng 2. Chỉ số bluechip Dow Jones sụt 0,5% còn Nasdaq tăng 0,3%, chấm dứt chuỗi 4 tuần xuống dốc trước đó.
Theo CNBC, cú lao dốc 30% của bitcoin trong tuần qua đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ, đặc biệt là nhóm công nghệ, phải rung chuyển. Một trong những nhân tố dẫn tới đợt giảm sốc này là việc Trung Quốc cấm các định chế tài chính tham gia giao dịch tiền mã hóa.
Những cổ phiếu công nghệ Mỹ có liên quan tới bitcoin đều đi xuống trong phiên 21/5. Coinbase và MicroStrategy sụt lần lượt 3,9% và 4,7%. Tesla giảm 1%.
Cổ phiếu Boeing bật tăng 3,2% sau khi Reuters đưa tin rằng hãng chế tạo tàu bay này sẽ nâng công suất dòng 737 Max lên tối đa 42 chiếc mỗi tháng vào cuối 2022.
Tâm lý nhà đầu tư cũng được cải thiện sau khi IHS Markit công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tăng từ 60,5 điểm trong tháng 4 lên mức cao kỷ lục 61,5 điểm trong tháng 5.