Những dữ liệu đầu tiên về kinh tế Trung Quốc trong tuần này là một ‘đòn giáng mạnh’ đối với những người hy vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng sâu sắc, vậy dữ liệu thứ 2, công bố vào thứ Tư sẽ mang lại điều gì? Có thể sẽ còn gây lo ngại hơn nữa.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) hôm thứ Tư cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 0,3% so với cùng kỳ, thấp hơn chút ít so với ước tính trung bình của giới phân tích là giảm 0,4%. Tuy nhiên, đây là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2021.
Điều này có nghĩa Trung Quốc là quốc gia G20 đầu tiên rơi vào tình trạng giảm phát kể từ lần cuối cùng Nhật Bản công bố mức tăng trưởng CPI âm hai năm trước.
Với những rạn nứt cũng xuất hiện trở lại trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc và Phố Wall bị cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc xếp hạng ngân hàng Mỹ, các nhà đầu tư bắt đầu xem xét lại nhu cầu đối với các tài sản rủi ro.
Dữ liệu được đưa ra một ngày sau khi các số liệu thương mại cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu đều sụt giảm trong tháng 7 và sau một loạt báo cáo về những rắc rối nợ nần trong lĩnh vực bất động sản khổng lồ của Trung Quốc.
Dữ liệu thương mại hôm thứ Ba cho thấy xuất khẩu của đã giảm 14,5% so với dự báo vào tháng trước và nhập khẩu giảm nhanh hơn gấp đôi so với dự kiến.
Người tiêu dùng và các công ty lo lắng đang tích trữ tiền mặt thay vì chi tiêu hoặc đầu tư, mặc dù lãi suất thấp hơn.
Không ai có thể nói rằng họ đã không được cảnh báo. Giá sản xuất ở Trung Quốc đã giảm hàng năm kể từ tháng 10, và quan trọng hơn, tốc độ giảm đã tăng nhanh trong năm nay.
Mức giảm 5,4% của tháng 6 đánh dấu mức giảm phát giá xuất xưởng sâu nhất kể từ năm 2015. Các số liệu vào thứ Tư cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) tiếp tục giảm tháng thứ 10 liên tiếp, xuống 4,4% và nhanh hơn mức giảm 4,1% trong dự báo của các nhà phân tích.