Theo đó, ngày 30/8, Cục Xuất bản và Báo chí Quốc gia Trung Quốc (National Press and Publication Administration (NPPA) thông báo quy định số giờ chơi game trực tuyến của trẻ em là 3 giờ mỗi tuần; người chơi dưới 18 tuổi chỉ được phép chơi game trong khoảng 8 giờ tối đến 9 giờ tối các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật; người chơi phải sử dụng chứng minh thư của mình khi đăng ký chơi để đảm bảo trẻ vị thành niên không gian lận tuổi. Trong các kỳ nghỉ, trẻ em sẽ được phép chơi trong thời gian dài hơn là 60 phút mỗi ngày.
Theo quy định mới về trò chơi điện tử là tất cả các game trực tuyến phải liên kết với hệ thống chống "nghiện game" của nhà nước và các công ty không được cung cấp dịch vụ cho người dùng nếu họ không đăng ký tên thật.
Các công ty bị cấm cung cấp dịch vụ bên ngoài các giờ theo quy định, nhưng thông báo không nêu rõ hình thức phạt những công ty vi phạm.
Các hạn chế trước đó được thực hiện từ cuối năm 2019, cấm các game vào đêm muộn và hạn chế thời gian chơi xuống chỉ 90 phút vào trong tuần và ba giờ vào cuối tuần và các kỳ nghỉ.
NPPA cho biết, tình trạng "nghiện game" đã ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống của nhiều gia đình, khiến nhiều người bị suy giảm thị lực và gây ra chứng nghiện game trực tuyến, khiến nhiều bậc cha mẹ trở nên khổ sở.
Bắc Kinh đã tiến hành điều tra một loạt công ty trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, bảo mật dữ liệu, và dịch vụ gọi xe trong thời gian qua.
Các cơ quan quản lý sẽ làm việc với phụ huynh, nhà trường và các tổ chức xã hội để loại bỏ những tiêu cực trong văn hóa chơi game của giới trẻ. Quy định mới này nhấn mạnh mức độ quyết liệt của các biện pháp mà Bắc Kinh muốn thực hiện nhằm kiềm chế chứng "nghiện game" của thanh thiếu niên và thúc đẩy lực lượng lao động trong tương lai theo đuổi những mục tiêu hiệu quả hơn.
Cũng trong ngày 30/8, Tân Hoa xã đưa tin giới chức nước này để ngỏ khả năng sẽ tiếp tục "chấn chỉnh" các công ty công nghệ lớn.
Với quy định mới về trò chơi điện tử là tất cả các game trực tuyến phải liên kết với hệ thống chống "nghiện game" của nhà nước và các công ty không được cung cấp dịch vụ cho người dùng nếu họ không đăng ký tên thật, các cơ quan quản lý sẽ dễ dàng hơn khi kiểm tra cách các công ty trò chơi thực hiện quy định về thời gian chơi game và việc mua các chức năng, ứng dụng, đồ vật trong game.
Lĩnh vực game của Trung Quốc đạt doanh thu 130 tỷ nhân dân tệ (20 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay, với nhiều nền tảng game thu hút đông đảo khách hàng như Tencent Holdings Ltd. và NetEase Inc.
trung quoc kiem soat thi truong game
Hãng công nghệ khổng lồ Tencent đã gặp nhiều khó khăn trong năm 2018-2019 khi chính phủ nước này đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát ngành công nghiệp game. Giờ đây Tencent đang phải vật lộn với rất nhiều quy định đang ngày thắt chặt trong những lĩnh vực khác như truyền thông xã hội, tài chính và thương mại điện tử.
Tencent và các công ty trò chơi điện tử trực tuyến khác cho biết, nhóm khách hàng là trẻ em chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong hoạt động kinh doanh game của họ, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh ban hành quy định hạn chế thời gian chơi game đối với trẻ em vào năm 2019. Công ty trò chơi điện tử lớn nhất Trung Quốc này cho biết, doanh thu từ nhóm trẻ vị thành niên chỉ chiếm dưới 3% tổng doanh thu game của Tencent ở Trung Quốc.
Tháng 7/2021, Tencent vừa triển khai tính năng nhận dạng khuôn mặt nhằm loại bỏ tận gốc tình trạng trẻ em giả người lớn để vượt qua lệnh giới nghiêm của chính phủ. Tính năng nhận diện gương mặt của Tencent Games - được liên kết với dữ liệu từ hệ thống an ninh công cộng - sẽ giám sát người chơi và phát hiện những ai dành quá nhiều thời gian chơi game vào ban đêm.
Giá cổ phiếu của NetEase thị trường New York đã giảm mạnh sau thông tin trên, trong khi giá cổ phiếu của tập đoàn đầu tư Hà Lan Prosus NV - cổ đông lớn nhất của Tencent - cũng giảm trên thị trường châu Âu.
Giới quan sát nhận định, Tencent, NetEase và các công ty game khác ở Trung Quốc có thể chỉ chịu tác động vừa phải do quy định mới, nhưng lợi nhuận về dài hạn có thể bị ảnh hưởng mạnh hơn khi Trung Quốc triển khai các biện pháp mạnh tay hơn. 

Nguồn: VITIC / Reuters