Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.150 đồng (giảm 5 đồng so với ngày hôm qua).
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng và bán ra ở mức 23.795 đồng (không đổi).
Tại các ngân hàng thương mại trong nước hôm nay giá mua - bán USD được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.080 - 23.230 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với ngày hôm qua. Tại Vietinbank, niêm yết 23.098 - 23.228 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 1 đồng ở cả 2 chiều. Techcombank niêm yết 23.092 - 23.223 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 2 đồng ở cả 2 chiều. Ngân hàng ACB niêm yết 23.100 - 23.220 VNĐ/USD (mua vào - bán ra), không đổi. Sacombank niêm yết 23.072 - 23.224 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 6 đồng ở cả 2 chiều.
16h30, giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.170 đồng/USD và bán ra 23.180 đồng/USD, không đổi so với chiều ngày hôm qua
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 16h30 có 7 ngoại tệ tăng giá, 4 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 12 ngoại tệ tăng giá và 8 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 2/1/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

15,992,12 (+18,29)

16,105,42 (+12,39)

16,414,10 (-2,88)

Đô la Canada

CAD

17,584,15 (+95,01)

17,706,19 (+88,38)

18,000,09 (+76,75)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

23,434,65 (-17)

23,742,53 (-10,30)

24,023,42 (-14,57)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3,413,01 (+2,53)

3,575,87 (+2,82)

Euro

EUR

25,704,59 (+20,86)

25,822,16 (+13,50)

26,351,85 (-20,77)

Bảng Anh

GBP

30,234,99 (+225,68)

30,431,33 (+212,31)

30,832,16 (+227,72)

Đô la Hồng Kông

HKD

2,800,14 (-1,01)

2,919,90 (+4,58)

3,030,20 (-0,87)

Rupee Ấn Độ

INR

0

324,53 (+0,40)

337,26 (+0,41)

Yên Nhật

JPY

209,06 (+0,30)

211,26 (+0,10)

214,89 (-0,18)

Won Hàn Quốc

KRW

18,27

19,13

21,61

Kuwaiti dinar

KWD

0

76,308,26 (-50,42)

79,302,49 (-52,40)

Ringit Malaysia

MYR

0

5,569,90 (+9,01)

5,805,89 (+9,08)

Krone Na Uy

NOK

0

2,562,11 (+6,54)

2,686,26 (+6,88)

Rúp Nga

RUB

0

373,08 (+0,19)

415,72 (+0,22)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2,425,72 (-1,34)

2,546,59 (-1,02)

Đô la Singapore

SGD

16,982,87 (+12,04)

17,084,08 (+6,93)

17,354 (+12,62)

Bạc Thái

THB

733,12 (-3,28)

753,85 (-2,21)

809,34 (+9,57)

Đô la Mỹ

USD

23,100,22 2,35)

23,118,56 (+2,56)

23,225,44 (+0,44)

Ðô la New Zealand

NZD

15,362 (-9)

15,453,40 (+1,90)

15,747,33 (-9,33)

Nhân Dân Tệ

CNY

0

3,273 (+2,67)

3,393,67 (+2)

Kip Lào

LAK

0

2,21

2,43

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Đô la Đài Loan

TWD

0

740

836 (+1)

Peso Philippin

PHP

0

453 (+1)

482

 

ZAR

0

1,540 (+1)

1,589

Tỷ giá USD thế giới
Đầu phiên giao dịch ngày 2/1 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh. Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 96,93 điểm.
USD đứng ở mức: 1 euro đổi 1,1222 USD; 108,62 yen đổi 1 USD và 1,3250 USD đổi 1 bảng Anh.
Đầu giờ sáng, đồng USD trên thị trường thế giới quay đầu tăng nhanh trở lại từ đáy 6 tháng sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ ký kết thỏa thuận với Trung Quốc vào giữa tháng đầu năm. Theo đó, ông Trump cho biết thỏa thuận giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được ký kết tại Nhà Trắng vào ngày 15/1/2020 và sau đó ông sẽ đến Bắc Kinh để bắt đầu đàm phán thỏa thuận thương mại giai đoạn 2.
Trước đó, 2 bên đã chốt thỏa thuận với những nội dung nổi bật là Mỹ sẽ không áp thêm thuế như như theo kế hoạch vào ngày 15/12 và cũng hạn chế một số mức thuế đã áp với hàng hóa Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc đẩy mạnh nhập hàng nông sản Mỹ.
Thông tin của ông Trump ngay lập tức kéo đồng USD đi lên. Giới đầu tư kỳ vọng thỏa thuận có thể giúp giảm bớt các rủi ro mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt và năm 2020 sẽ tốt đẹp hơn so với 2019. Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng vừa cho biết sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các thể chế tài chính khoảng 50 điểm cơ bản từ ngày 6/1 tới để thúc đẩy nền kinh tế. Động thái này có thể giúp các ngân hàng bơm thêm cả trăm tỷ USD vào nền kinh tế.

Nguồn: VITIC