Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 23.699 VND/USD (giảm 1 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 24.400 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 24.834 VND/USD (giảm 1 đồng so với hôm qua).
Tỷ giá USD hôm nay tại đa số ngân hàng Thương mại tăng nhẹ so với hôm qua. Ngân hàng Vietinbank tăng 4 đồng giá mua nhưng giảm 36 đồng giá bán xuống mức 23.244 – 23.664 VND/USD. Ngân hàng VPBank không đổi cả giá mua và giá bán ở mức 23.272 – 23.642 VND/USD. Ngân hàng Đông Á tăng 10 đồng giá mua và tăng 20 đồng giá bán lên mức 23.350 – 23.690 VND/USD. Vietcombank tăng 20 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 23.290 – 23.660 VND/USD. Ngân hàng BIDV tăng 10 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 23.345 – 23.645 VND/USD.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.244 – 23.382 VND/USD, còn bán ra ở mức 23.594 –23.690 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng HSBC vừa có giá mua USD cao nhất vừa có giá bán USD thấp nhất so với các ngân hàng khác.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.450 đồng/USD (không đổi so với hôm qua) và bán ra 23.500 đồng/USD (không đổi).
Tỷ giá USD ngày 13/6/2023
ĐVT: đ/USD
USD thế giới tăng giá trước những cuộc họp quan trọng
USD Index hiện ở mức 103,56 theo ghi nhận lúc 7h (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,06% ở mức 1,0764. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,02% ở mức 1,2517. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,05% ở mức 139,54.
Theo Investing, đồng USD đã nhích lên một chút sau phiên đầu tuần khi các nhà giao dịch thận trọng trước các quyết định chính sách trong tuần này từ một số ngân hàng trung ương, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khi họ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 1/2022.
Các cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) sẽ tạo ra chấn động trong tuần khi thị trường tìm kiếm manh mối từ các nhà hoạch định chính sách về lộ trình lãi suất trong tương lai.
Dữ liệu lạm phát tháng 5 của Mỹ được công bố vào hôm nay khi Fed bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày. Đó là lý do vì sao thị trường có thể trầm lắng vào hôm qua vì trước các cuộc họp quan trọng, theo Niels Christensen, chuyên gia phân tích tại Nordea.
Theo công cụ CME FedWatch, thị trường tiền tệ đang nghiêng về việc Fed sẽ tạm dừng khi công bố quyết định lãi suất vào ngày 14/6, kỳ vọng này đã khiến chứng khoán thế giới tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng vào ngày 9/6 khi tâm lý rủi ro được cải thiện.
Ngược lại, phần lớn các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến kỳ vọng ECB sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tuần này và một lần nữa vào tháng 7, trước khi tạm dừng trong phần còn lại của năm do lạm phát vẫn ở mức cao. Ông Christensen cùng nhiều chuyên gia cũng đồng thuận về kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong tuần này và ECB sẽ tăng 25 điểm cơ bản. Tuy nhiên, thị trường sẽ rất tập trung vào thời điểm Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất và điều đó có thể khiến đồng bạc xanh yếu đi trong tương lai.
Đối với yen Nhật, BOJ dự kiến sẽ duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo và dự báo về sự phục hồi kinh tế vừa phải, do chi tiêu hộ gia đình và doanh nghiệp mạnh mẽ giảm bớt tác động từ việc nhu cầu ở nước ngoài chậm lại.